GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 355

thuyết dây có tiến dần tới sự mô tả duy nhất vũ trụ đi nữa thì nó cũng
không bao giờ đạt tới được hoàn toàn. Có hai lý do. Trước hết, như đã được
nêu một cách ngắn gọn trong chương 7, các nhà vật lý thực sự đã tìm ra 5
phiên bản khác nhau của lý thuyết dây. Đó là các lý thuyết có tên gọi là
Loại I, loại IA, loại IIB, Heterotic 0 (32) (thường gọi tắt là Heterotic 0) và
Heterotic E8 (E8 thường gọi tắt là Heterotic E). Tất cả năm lý thuyết này
đều có chung nhiều đặc trưng cơ bản như các mode dao động của dây xác
định khối lượng và tích lực khả dĩ của các hạt, các lý thuyết này đều đòi hỏi
phải có cả thảy 10 chiều không gian, những chiều cuộn lại phải là một
trong số các không gian Calabi-Yau v.v. Chính vì lý do đó mà trong các
chương trước, chúng tôi không nhấn mạnh sự khác biệt của các lý thuyết
này. Tuy nhiên, vào những năm 1980, người ta đã chứng minh được rằng
những lý thuyết đó là khác nhau. Bạn có thể đọc thêm về điều này trong
phần chú thích ở cuối sách, nhưng thực ra chỉ cần biết rằng chúng khác
nhau ở cách thức mà chúng bao hàm siêu đối xứng và ở một số chi tiết
quan trọng trong các mode dao động của các dây

[2]

. (Ví dụ, trong lý

thuyết loại I, ngoài các vòng dây kín mà chúng ta đã xét ở trên còn có các
dây hở với hai đầu tự do). Đây là một mối lo lắng thực sự đối với các nhà
lý thuyết dây, bởi vì mặc dù có một đề xuất nghiêm túc cho một lý thuyết
thống nhất tối hậu đã gây ra một ấn tượng sâu sắc, nhưng việc có tới năm
đề xuất đã làm cho ấn tượng ban đầu giảm đi rất nhiều.
Sự lệch thứ hai khỏi tính tất yếu còn tinh tế hơn nhiều. Để đánh giá điều
này một cách đầy đủ, chúng ta cần phải thừa nhận rằng, tất cả các lý thuyết
đều gồm có hai phần. Phần thứ nhất là tập hợp những ý tưởng cơ bản của lý
thuyết và thường được biểu đạt bằng các phương trình toán học. Phần thứ
hai của lý thuyết bao gồm lời giải của các phương trình đó. Nói chung, một
số phương trình có một và chỉ một nghiệm trong khi những phương trình
khác có thể có nhiều nghiệm. (Xin nêu một ví dụ đơn giản, phương trình “2
nhân với một số nào thì bằng 10” có một nghiệm bằng 5. Nhưng phương
trình “0 nhận với số nào thì bằng 0” lại có vô số nghiệm, vì bất cứ số nào
nhân với 0 cũng cho kết quả bằng 0). Và như vậy, cho dù sự nghiên cứu có
dẫn tới một lý thuyết duy nhất với các phương trình duy nhất đi nữa, thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.