GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 99

Brian Greene

Giai điệu giây và bản giao hưởng vũ trụ

Phần II - Không gian, thời gian và các lượng tử

Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(5)

Những thí nghiệm như vậy cho thấy các hạt của Einstein hoàn toàn

khác các hạt của Newton. Không hiểu bằng cách nào mà các photon - mặc
dù là các hạt - lại thể hiện cả những đặc điểm tựa như sóng của ánh sáng...

Vậy rốt cuộc ánh sáng là sóng hay là hạt ?
Ai cũng biết rằng nước - và từ đó cả những sóng nước - đều được tạo thành
từ một số rất lớn các phân tử. Như vậy, liệu có đáng ngạc nhiên hay không
nếu sóng ánh sáng cũng tạo bởi một số rất lớn hạt, cụ thể là các photon?
Câu trả lời là có. Nhưng sự ngạc nhiên nằm trong các chi tiết. Bạn chắc đã
biết, hơn ba trăm năm trước Newton đã khẳng định rằng ánh sáng gồm một
dòng các hạt, vì vậy ý tưởng này không có gì là mới cả. Tuy nhiên, một số
đồng nghiệp của Newton hồi đó, mà chủ yếu là nhà vật lý người Hà Lan
Christian Huygens, đã không đồng ý với ông và cãi rằng ánh sáng là sóng.
Cuộc tranh luận diễn ra gay gắt cho tới đầu thế kỷ XIX, khi mà những thí
nghiệm của nhà vật lý người Anh Thomas Young được thực hiện vào
những năm 1800 chứng minh được rằng Newton là sai.

Hình 4.3. Trong thí nghiệm Young, chùm sáng chiếu vào một màn chắn có
hai khe, ánh sáng đi qua hai khe được ghi lại trên tấm kính ảnh khi một
trong hai khe hoặc cả hai khe đều mở.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.