Cần lưu ý thêm: Tuy HPS rất 'tĩnh", nhưng bà ko hề "trì hoãn" điều gì cả. Ở lá bài này, ta thấy - đúng
hơn - phải là một sự "tạm dừng". Công việc của HPS là làm một "vùng đệm", mà khi rơi vào trạng thái
đó, người ta phải cậy nhờ vào "trực giác" của bản thân, vào những hiểu biết vốn có, chờ đợi những bí
mật được hé lộ, thì mới có đủ hành trang để quyết định và bước tiếp. Đến đây, ta lại thấy ở HPS có
một "sự treo", mà trong một vài trường hợp cụ thể, nó sẽ mở ra những tình huống khá giống với The
Hanged Man. Chúng ta có thể so sánh hai lá ẩn chính này trong một dịp khác.
Nhìn sang các lá minor 2, ta sẽ thấy yếu tố chính trong các lá bài này ko phải là "lựa chọn" hay "trì
hoãn", mà - cũng giống như HPS - đó là tính cân bằng (và tự cân bằng).
- 2 of cups: Lá bài thường đc gán cho tình yêu và rất hay bị lẫn với The Lovers. Có thể thấy, trong 2
cốc ko tiềm ẩn một sự "lựa chọn" nào cả. Trong khi đó, The Lovers là lá bài của lựa chọn. Nếu nói trên
khía cạnh ái tình, thì "yêu" của Lovers là kiểu yêu "cam tâm tình nguyện": tốt cũng yêu mà xấu cũng
yêu, hay cũng yêu mà dở cũng yêu, sướng cũng yêu mà khổ thì cũng vẫn yêu. Khi Lovers xuất hiện,
chủ thể ko chỉ đơn giản là "yêu" , mà còn là "chọn lựa yêu". Họ chọn con đường đó bất kể tốt xấu, bởi
vì
họ
cảm
thấy
mình
thuộc
về
lựa
chọn
đó.
Còn 2 cốc, nhẹ nhàng hơn, nó là sự "cân bằng", "hài hòa" về mặt cảm xúc (harmony). Cảm xúc của
chủ thể được trao đi, và chủ thể cũng "cảm thấy" rằng mình được nhận lại. Nói về tình yêu, nó giống
như tình huống hai người gặp nhau, tán tỉnh, cảm thấy bị hấp dẫn bởi đối phương. Tuy nhiêu sau đó
phát hiện ra chàng chạy xe ôm đầu ngõ mà nàng lại là khuê các tiểu thư. Họ có "lựa chọn" đi cùng
nhau tiếp ko, đó là câu chuyện mà chỉ lá Lovers mới kể đc.
- 2 of swords: Trong lá bài này, tính "cân bằng" thể hiện khá rõ qua hình vẽ. Hai thanh kiếm đối xứng
với nhau và người trong hình thì bịt mắt để tránh thiên vị. Lá bài này cũng ko có yếu tố "lựa chọn",
đừng nhầm nó thành "lựa chọn 1 trong 2 thanh kiếm", vì chủ thể ko hề chọn lựa thanh kiếm nào hết
(hay ít nhất là chưa hề lựa chọn), mà anh ta chỉ bắt chéo chúng và giữ chúng cách xa nhau. Đây là một
sự "thỏa hiệp đình chiến" tạm thời, tránh khỏi những xung đột do các cuộc tranh luận, những ý kiến suy
nghĩ đối lập, những thông tin trái chiều...(kiếm) mang lại. Đó cũng là ý nghĩa chính của lá 2 kiếm, phù
hợp
với
danh
pháp
"peace
restored"
trong
Book
T.
Cần lưu ý ở đây: Chủ thể trong 2 kiếm ko ở thế "bị động", tức là ko phải dòng đời xô đẩy nên tao bị bao
vậy, dùng dằng lưỡng lự tiến thoái lưỡng nan. Đó là tình huống của 8 kiếm. Trong 2 kiếm, đó là sự chủ
động. Chủ động tạo ra trạng thái "thỏa hiệp tạm thời" này. Cũng giống như HPS, đó là lúc khi mọi thứ
phải
"tạm
dừng"
lại.
- 2 of pentacles: Nếu như 2 kiếm ko muốn lấy thanh kiếm nào cả, thì 2 tiền lại muốn có cả 2 đồng tiền.
Vậy
sự
cân
bằng
trong
lá
này
thể
hiện
ra
sao?
Có thể thấy, chủ thể trong 2 tiền ko ngồi một chỗ ôm khư khư đống tiền như lá 4. Anh ta "in the act of
dancing" (pictorial key), và 2 đồng tiền được đặt trong một "endless cord" (pictorial key). gợi lên sự
luân chuyển, luân phiên, thay thế nhau liên tục - một hành động khá giống như đang tung hứng (Thực
tế, nhiều bộ modern sử dụng từ khóa juggler - tung hứng cho lá bài này) Trong lá bài này, tài "tháo vát",
tính "tham lam" và sự "cần mẫn" của bộ tiền đều có cả.
- 2 of wands: Đây chắc là lá duy nhất trong bộ tứ có sự nhấn mạnh rõ ràng về ý nghĩa "chọn lựa". Chủ
thể trong lá bài đã "chọn lấy 1", chứ ko phải "tất cả hoặc ko gì cả" như 3 lá còn lại. Có lẽ là do đặc tính
cố hữu của bộ Lửa: chủ về năng lượng, hành động - với tính chất nhanh, mạnh, quyết liệt...đã khiến lá
2 gậy ko thể "lửng lơ con cá vàng" như 3 lá kia. Vậy nếu có 1 lá trong bộ tứ này phải đc gán nhãn
"chọn
lựa",
xin
hãy
vote
cho
2
gậy.
Tuy vậy, lá bài này vẫn được thừa hưởng sự cân bằng ở cốt lõi. Nếu như ở lá 3 gậy, chủ thể đã hoàn