không phải thứ dễ tìm: Dù các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 5% dân
số Mỹ có Trải nghiệm Cận tử, nhiều người vẫn giữ bí mật hoặc cho rằng
không có lý do gì để họ chia sẻ những trải nghiệm thiêng liêng riêng tư của
mình với bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu.
Một lý do đáng tiếc khiến các cận tử nhân không chia sẻ câu chuyện
của mình chính là thái độ của các y bác sĩ đối với những trải nghiệm này.
Tôi từng nghe nhiều câu chuyện ly kỳ mà các cận tử nhân đã kể chính xác
với những gì họ đã trải qua, nhưng khi nghe các câu chuyện như thế này
các bác sĩ nội khoa thường không chấp nhận những trải nghiệm này là điều
bình thường. Thật vô lý khi các cận tử nhân kể về quá trình hồi sinh lại
được xem là tội lỗi, lý ra họ nên ngạc nhiên về việc này hơn là chế giễu họ.
Tôi là thành viên Ban giám đốc của Tổ chức Thế giới về Nghiên cứu Cận
tử suốt nhiều năm. Trong các cuộc họp, tôi nghe rất nhiều câu chuyện xung
quanh những rắc rối mà các cận tử nhân gặp phải khi họ cố gắng kể về Trải
nghiệm Cận tử của mình cho nhân viên y tế nghe. Một trong những câu
chuyện hài hước nhất là khi một bệnh nhân kể với bác sĩ của mình về
TNCT trước mặt nhiều y tá. Khi bệnh nhân này kết thúc câu chuyện, bác sĩ
nhìn bâng quơ lên trần nhà và nói: “Đừng suy nghĩ nhiều về nó. Đó chỉ là
sự tưởng tượng mà thôi”.
Khi vị bác sĩ ấy rời khỏi phòng, các y tá nói: “Đó không phải là
hoang tưởng đâu. Chúng tôi cũng từng nghe những câu chuyện như thế này
rất nhiều lần. Chính những người như ông ấy mới sống hoang tưởng. Họ
chẳng bao giờ hiểu được đâu vì họ không biết lắng nghe bệnh nhân”.
Việc thu thập các trường hợp nghiên cứu qua mạng internet tốt hơn
việc phỏng vấn trực tiếp. Những người có các trải nghiệm riêng tư thỉnh
thoảng miễn cưỡng bị phỏng vấn, dù trang trọng hay thân mật. Họ dễ cảm
thấy rằng người phỏng vấn không thật lòng quan tâm đến những trải
nghiệm của họ hoặc họ cảm thấy lúng túng khi chia sẻ một trải nghiệm
khác thường cùng người khác.