Ngược lại, qua khảo sát từ Internet, các cận tử nhân có cơ hội chia
sẻ những trải nghiệm này như thể họ đang tâm sự với chính mình. Điều này
tốt hơn việc phải vượt qua những bối rối khi phỏng vấn trực tiếp. Họ có thể
mất bao nhiêu thời gian tùy ý. Các cận tử nhân cho rằng họ rất cảm kích
sau khi tham dự cuộc khảo sát. Họ phát hiện ra rằng cuộc khảo sát giúp họ
truyền đạt những trải nghiệm của mình một cách chính xác và khúc triết
hơn.
Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rằng việc thăm dò bằng internet có
hiệu quả cao hơn so với cách phỏng vấn trực tiếp.
Tất nhiên, tôi băn khoăn về việc tổng hợp các TNCT từ website này.
Ví dụ, sao tôi có thể tin rằng những câu chuyện trên là hoàn toàn hợp lệ?
Tôi suy nghĩ nhiều về câu hỏi này và quyết định dựa vào phương pháp
khoa học tried-and-true để loại trừ. Loại trừ trong phỏng vấn nghĩa là hỏi
cùng một câu hỏi (hoặc nhiều câu hỏi xoay quanh một khái niệm giống
nhau) nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trong bảng câu hỏi có
một ô để kiểm tra xem người này có thực sự thoát xác không: Các cận tử
nhân đánh dấu vào ô này, sau đó trả lời câu hỏi: “Bạn có trải nghiệm thoát
xác không?”. Nếu chúng ta phát hiện ra sự mâu thuẫn trong câu trả lời,
chúng tôi sẽ kiểm tra lại tất cả thông tin có được từ các cận tử nhân này.
Sau khi có một số lượng lớn TNCT, tôi thật sự ấn tượng về tính hợp lý của
những câu trả lời đối với câu hỏi loại suy của mình.
Nghiên cứu của NDERF qua internet đã từng tiếp xúc cùng các cận
tử nhân chưa từng kể về Trải nghiệm Cận tử của mình với ai. Câu hỏi được
đặt ra là: “Bạn từng chia sẻ trải nghiệm này với ai bao giờ chưa?” và 8,5%
cận tử nhân trả lời là: “Chưa”.
Quan trọng hơn nữa là nhiều bài nghiên cứu giúp chúng ta so sánh
trực tiếp độ tin cậy của việc khảo sát bằng internet với việc khảo sát truyền
thống bằng giấy và bút thông qua nhóm khảo sát tham gia cả hai phương
pháp. Kết quả cho thấy rằng việc kháo sát bằng internet cũng đáng tin cậy