GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 1 - Trang 12

Chương 1:

MỞ ĐẦU

1.1. Vai trò của khái niệm

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên giao tiếp: trao đổi các ý

nghĩ của mình với những người khác. Các ý nghĩ phản ánh các đặc tính của
một hay nhiều đối tượng (hiểu theo nghĩa rộng: Bất kỳ cái gì cũng có thể coi
là đối tượng) là các khái niệm. Rất tiếc và có thể rất may, bằng các giác
quan, người ta chưa thể nhìn, nghe, sờ, ngửi hoặc nếm được các ý nghĩ một
cách trực tiếp. Do vậy, ngôn ngữ (hiểu theo nghĩa rộng như nói, viết, ký
hiệu, hình vẽ, cử chỉ) được loài người sáng chế ra để phản ánh các ý nghĩ
(các khái niệm). Từ ngữ là các tên gọi cụ thể của các khái niệm, phản ánh
các ý nghĩ mà chúng ta muốn truyền đạt đến những người khác và ngược lại.

Một trong những yêu cầu quan trọng để giao tiếp thành công là những

người tham gia giao tiếp cần hiểu, theo dõi được cách trình bày và lập luận
của nhau, tránh việc "ông nói gà, bà nói vịt". Để làm điều đó, trước hết, họ
cần có sự thống nhất về các định nghĩa, chỉ ra nội dung, bản chất của từng
khái niệm được dùng trong quá trình giao tiếp hoặc người này cần phải dùng
định nghĩa của người kia. Định nghĩa của khái niệm cho trước giúp những
người tham gia giao tiếp "nhận dạng" đúng khái niệm cho trước và phân biệt
nó với các khái niệm khác. Chúng ta thử hình dung, có hai người ngồi cạnh
nhau trên xe buýt. Một người nói: "Xe gì mà chạy nhanh thế không biết".
Người kia đáp lại: "Nhanh gì, chậm như rùa thì có". Khái niệm "nhanh" ở
hai người này được định nghĩa không giống nhau và mang nặng tính chủ
quan, cho nên chắc chắn hai người không hiểu nhau.

Thiếu sự nhất trí giữa những người sử dụng về định nghĩa của khái niệm

cho trước không chỉ gây hiểu lầm, tranh cãi mà còn dẫn đến thực hiện sai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.