người đọc cần lưu ý hiểu nội dung các khái niệm được trình bày, tránh chỉ
căn cứ tên gọi của các khái niệm mà suy diễn theo ý chủ quan của mình.
Liên quan đến việc học nói chung, học Phương pháp luận sáng tạo và đổi
mới (PPLSTVĐM – Creativity and Innovation Methodologies) nói riêng,
người học thường muốn có được những kiến thức với phạm vi áp dụng rộng,
đồng thời dễ sử dụng trong đời sống, công việc. Dưới đây là vài ý người viết
muốn trao đổi với bạn đọc về vấn đề này. Bạn đọc thấy câu nào trong hai
câu dưới đây mang tính cụ thể hơn? Câu nào mang tính khái quát hơn?
1. Trái táo có khối lượng 200 g rơi do sức hút bằng 2 N của Trái Đất.
2. Hai vật có khối lượng tương ứng m1 và m2 thì hút nhau bởi lực
với k là hệ số, r - khoảng cách giữa hai vật đó.
Bạn đọc nhận ra ngay, câu một cụ thể hơn và câu hai khái quát hơn. Có
câu hỏi tiếp theo: "Câu nào có phạm vi áp dụng rộng hơn?" Chắc bạn đọc sẽ
chọn câu hai là câu có tính khái quát cao hơn.
Thông thường, những kiến thức mang tính khái quát cao, phản ánh những
điều mang tính quy luật nên có phạm vi áp dụng rộng hơn những kiến thức
hoặc kinh nghiệm cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người học khó
sử dụng chúng vào thực tế vì thiếu khả năng cụ thể hóa những cái khái quát.
Ngược lại, những cái cụ thể tuy dễ hiểu, dễ dùng nhưng quá nhiều, quá đa
dạng, người học khó mà nắm hết được tất cả chúng. Để khắc phục điều đó,
người học cần có khả năng tách ra khía cạnh cần thiết và phát hiện sự giống
nhau giữa những cái cụ thể khác nhau (thấy được cái chung giữa những cái
riêng) để quy về những kiến thức khái quát đã học. Điều này làm tăng sự tự
tin của bạn: bạn đang đi đúng theo quy luật, được phản ánh trong những
kiến thức khái quát.
Nói cách khác, ngoài sự hướng dẫn của người dạy, người học cần có rất
nhiều nỗ lực luyện tập các khả năng nói trên để thiết lập chiếc cầu nối hai
chiều thông suốt từ những kiến thức khái quát đến những trường hợp cụ thể
và ngược lại để vừa thấy cây và vừa thấy rừng. Có như thế, những kiến thức