thôi sao? Ông có tin chắc rằng những người theo đuổi môn học của ông xong, họ có thể có ngay
một tư duy sáng tạo ở trên mọi lĩnh vực.
Tôi chưa bao giờ nói rằng “chỉ cần học PPLST là có thể thay đổi cả hệ thống tư duy trong GD”.
Có chăng là “góp phần thay đổi”. Hệ thống giáo dục và đào tạo gồm nhiều yếu tố tạo thành. Hệ thống
đó còn thiếu yếu tố “giáo dục tư duy sáng tạo”. Trong khi đó, nghị quyết Hội nghị trung ương 6, khóa
IX, đòi hỏi phải “tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo”. PPLST có khả năng đóng góp trực tiếp vào
phần đó của nghị quyết. PPLST cũng tương tự như các môn học truyền thống khác có những đòi hỏi
không chỉ đối với người dạy mà còn cả người học, hiểu theo nghĩa, người học cần tiêu hóa, thực hành,
áp dụng…
Cả Trung tâm của ông chỉ có ông và vài ba giảng viên trẻ đảm nhận việc giảng dạy. Nay được
triển khai rộng rãi, lấy đâu ra lực lượng. Còn đào tạo giảng viên thì cũng mất vài năm. Mà đây
lại là người thầy đặc biệt: dạy phương pháp tư duy, liệu rằng, vài năm đào tạo họ có đủ sức
truyền đạt?
Tôi rất mừng là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng về
vấn đề này và do vậy, chúng tôi không còn đơn độc nữa. Đây là thuận lợi vô cùng lớn. Chúng tôi
nguyện đem tất cả kiến thức, kinh nghiệm và thời gian còn lại để tiếp tục triển khai công việc này
dưới sự điều khiển thống nhất của một nhạc trưởng(5)”.
(5) Sau khi nhận được công văn trên đây, người viết đã gọi điện thoại ra
Hà Nội để hỏi "các đơn vị chức năng" được Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào
tạo giao nhiệm vụ là những đơn vị nào để chuẩn bị cộng tác với các đơn vị
đó. Tiến sỹ Hoàng Hoa Cương, chuyên viên Vụ khoa học-công nghệ trả lời
rằng không được phép cho người viết biết, vì đấy là bí mật nội bộ của Bộ.
Do vậy, cho đến nay, người viết vẫn không biết "các đơn vị chức năng" là
những đơn vị nào cùng "nhu cầu trao đổi và hợp tác" của họ.