không phải là kỹ thuật (theo nghĩa rộng, do con người tạo ra, không có
sẵn trong hiện thực khách quan) có được luật pháp bảo hộ không?"
Câu trả lời là "Có, nhưng không phải tất cả và theo những cách khác
nhau".
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (The World Intellectual Property
Organization – WIPO), thành lập 1967 có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, là một
trong 16 tổ chức chuyên môn liên chính phủ của Liên hiệp quốc, sở hữu trí
tuệ có hai nhánh chính:
1. Sở hữu công nghiệp (Industrial Property), chủ yếu gồm sáng chế (nghĩa
hẹp), nhãn hiệu hàng hóa (thương mại) (Trademarks), kiểu dáng công
nghiệp (Industrial Designs), các tên gọi xuất xứ (Appellations of Origin).
2. Bản quyền tác giả (Copyright), chủ yếu gồm các tác phẩm văn học, âm
nhạc, nghệ thuật, ảnh, nghe nhìn.
Nhãn hiệu hàng hóa (thương mại) là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng
hóa (tương tự như nhãn hiệu dịch vụ đối với các dịch vụ) của các công ty
công nghiệp hoặc thương mại hoặc của nhóm các công ty đó. Dấu hiệu đó
có thể là một từ trở lên, các chữ cái, con số, hình vẽ, biểu tượng, màu sắc
hoặc tổ hợp màu sắc… Để bảo hộ hữu hiệu, các nhãn hiệu này cần đăng ký
tại cơ quan chính phủ có thẩm quyền (thường cũng chính là cơ quan cấp
bằng sáng chế – patent). Nếu nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ, lúc đó không
ai, không tổ chức nào ngoài chủ sở hữu có quyền sử dụng nó. Bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa thường không giới hạn về thời gian nhưng cần phải đăng ký
lại theo từng chu kỳ (thường là mỗi 5 năm hoặc 10 năm) và nó được tiếp tục
sử dụng.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Hình dáng
bên ngoài bao gồm các yếu tố ba chiều (hình khối) hoặc hai chiều (các
đường nét, các hình vẽ thiết kế, màu sắc) hoặc tổ hợp của chúng. Kiểu dáng
công nghiệp phải có tính mới thế giới và đăng ký tại cơ quan chính phủ có
thẩm quyền (thường cũng chính là nơi cấp patent cho sáng chế). Bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp có nghĩa kiểu dáng đó không được sao chép hoặc bắt