động vật còn thực vật, không chỉ thế giới hữu cơ, còn thế giới vô cơ…
Tương tự, trong xã hội cũng có biết bao đối tượng mà loài người đều nghiên
cứu và viết sách về chúng thì sự chênh lệch còn tăng gấp nhiều lần nữa.
Trong các giải thưởng lớn trên thế giới, kể cả giải Nobel, bạn đọc có thể
kể tên giải thưởng nào được dành riêng cho lĩnh vực tư duy không? Điều
này còn có nghĩa, nhân loại quan tâm kết quả tư duy (các phát minh, sáng
chế…) hơn là quá trình suy nghĩ dẫn đến những kết quả đó. Rõ ràng, nhân
loại quá thờ ơ với những gì thuộc lĩnh vực tư duy mà chú ý nhiều hơn đến
hai lĩnh vực kia: Tự nhiên và xã hội. Nếu coi tư duy thuộc thế giới bên trong
con người, tự nhiên và xã hội là thế giới bên ngoài thì nhân loại chú ý
"trong" ít hơn "ngoài". Do vậy, trên thực tế, nhân loại biết rất nhiều về thế
giới xung quanh nhưng lại biết rất ít về chính bản thân mình, đặc biệt, những
gì xảy ra trong bộ não. Đến nỗi, có nhà nghiên cứu phải thốt lên rằng: "Vùng
không gian mà loài người biết ít nhất là khoảng cách giữa hai lỗ tai".
Nguyễn Du viết: "Bên trong có ấm thì ngoài mới êm". Có lẽ, không ít các
vấn đề nảy sinh ở mức độ cá nhân, tập thể, quốc gia và toàn cầu có nguyên
nhân sâu xa do nghịch lý "trong" và "ngoài" này mà lẽ ra phải có sự tương
hợp giữa chúng. Maxwell cũng cảnh báo: "Đề tài nghiên cứu chân chính
dành cho nhân loại chính là con người". T. Edison nhấn mạnh: "Nhiệm vụ
quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người biết suy nghĩ". Còn C.
Darwin cho rằng: "Giai đoạn phát triển cao nhất trong văn hóa đạo đức là
khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần phải điều khiển các suy nghĩ của
chính mình".
Thô sơ, năng suất,
hiệu quả thấp, điều khiển kém
><
Hiện đại, năng suất,
hiệu quả cao, điều khiển tốt