GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 1 - Trang 86

phát triển các phương pháp nhằm hoàn thiện tư duy sáng tạo. Nói cách khác,
một mặt, PPLSTVĐM, trong tư cách một bộ môn khoa học, là phần ứng
dụng của Sáng tạo học, bao gồm hệ thống các phương pháp (công cụ làm
việc của tư duy) dành cho con người sử dụng trong cuộc sống, công việc của
mình để thực hiện sáng tạo và đổi mới. Mặt khác, PPLSTVĐM, trong tư
cách một môn học, có nhiệm vụ (mục đích) trang bị cho những người học hệ
thống các phương pháp, các kỹ năng cụ thể sử dụng phương pháp, giúp họ
nâng cao năng suất, hiệu quả, về lâu dài, cùng với những tiến bộ của Sáng
tạo học cũng như PPLSTVĐM, tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo (quá trình
suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định) của chính họ.

Ở đây, người viết muốn đặc biệt nhấn mạnh cụm từ "quá trình suy nghĩ".

Trong học tập, công việc và cuộc sống, mọi người thường quan tâm "kết quả
suy nghĩ
". Ví dụ, khi đặt các câu hỏi hoặc cho các bài tập, các thầy cô quan
tâm, đánh giá các câu trả lời, lời giải và đáp số mà ít khi đi vào hướng dẫn
người học quá trình suy nghĩ để có được chúng. Likhtenberg cho rằng: "Khi
mọi người được học cách suy nghĩ như thế nào chứ không phải suy nghĩ cái
gì, mọi sự hiểu lầm sẽ biến mất
". Do vậy, PPLSTVĐM hướng tới xây dựng
quá trình suy nghĩ đúng và lời giải tốt, quyết định đúng là hệ quả tất yếu của
quá trình suy nghĩ đúng.

Nếu như phương pháp tự nhiên giải quyết vấn đề và ra quyết định là

phương pháp thử và sai, ở đó, về mặt nguyên tắc, người giải phải thử lần
lượt tất cả các phương án có thể có của bài toán cho trước để cuối cùng có
lời giải, quyết định đúng. Mục 2.3. Các ưu và nhược điểm của phương pháp
thử và sai
cho thấy, để có được sự phát triển, cái giá phải trả lớn như thế
nào. Vậy PPLSTVĐM phải xây dựng các phương pháp khắc phục được các
nhược điểm của phương pháp thử và sai để số lượng các phép thử - sai giảm
đi một cách đáng kể, trong trường hợp lý tưởng, không còn thử và sai nữa.

Mục 1.2. Một số khái niệm cơ bản và các ý nghĩa của chúng cho thấy, nếu

định giải bài toán, người giải phải nhắm tới giải xong bài toán (đổi mới hoàn
toàn). Nói cách khác, trong PPLSTVĐM, sáng tạo không phải vị sáng tạo
mà vị đổi mới hoàn toàn. Có thế, chúng ta mới có được sự phát triển hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.