GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 290

chuồng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn cháo
đá/đái bát”, “Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”
.

16) Như chúng ta đã biết (xem mục 4.2. Cách tiếp cận TRIZ: Các ý tưởng

cơ bản của quyển một), đi tìm các quy luật sáng tạo và đổi mới là đi tìm các
quy luật phát triển. Ở mức độ triết học (khái quát cao nhất), đấy là các quy
luật của phép biện chứng (xem Chương 9: Tư duy biện chứng của quyển ba
này). Ở mức độ khoa học hệ thống (khái quát thấp hơn triết học), đấy là các
quy luật phát triển hệ thống sẽ được trình bày tập trung trong quyển bảy của
bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”. Do vậy, trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới,
tư duy hệ thống không chỉ hiểu là vận dụng các khái niệm, luận điểm, ý
tưởng chung của khoa học hệ thống, mà còn hiểu bao gồm cả vận dụng các
quy luật phát triển hệ thống vào quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định.

17) Có một thuộc tính quan trọng của hệ thống cũng cần phải được tính

đến trong tư duy hệ thống, đấy là tính ì hệ thống. Mục tiếp theo đây sẽ trình
bày về tính ì hệ thống.

10.3. Tính ì hệ thống và những điểm cần
lưu ý

10.3.1. Tính ì hệ thống

Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau, xem Hình 139:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.