GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 213

khỏi, 5. Kết hợp...

Ví dụ 19:

Cái thang, cái cầu thang (xem Hình 121a và Hình 121b) chính là những

phương tiện, ở đó có sự thống nhất hai mặt đối lập “thấp” và “cao”.

Hình 121: Đối tượng vừa thấp, vừa cao

Chúng giúp giải quyết mâu thuẫn vật lý: “Phương tiện đó phải thấp (Đ)

để bàn chân của người sử dụng có thể dễ dàng đặt tới và phải cao (‐Đ) để
người sử dụng có thể đến được độ cao cần thiết”
.

Nguyên tắc 1. Phân nhỏ đã giúp giải quyết mâu thuẫn vật lý.

Ví dụ 20:

Tương tự như ví dụ 19, cây bút chì có gắn cục gôm (tẩy) là vật dụng, ở đó

có sự thống nhất hai mặt đối lập loại trừ nhau “viết” và “xóa” (xem Hình
122).

Hình 122: Đối tượng vừa viết, vừa xóa

Cây bút chì nói trên giúp giải quyết mâu thuẫn vật lý: “Vật dụng đó phải

có khả năng viết (Đ) để phản ánh ý nghĩ của người sử dụng và phải có khả
năng xóa (‐Đ) để giúp người sử dụng chỉnh sửa, không tốn giấy”
.

Nguyên tắc giúp giải quyết mâu thuẫn vật lý trong trường hợp này là

nguyên tắc 5. Kết hợp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.