GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 229

- Phân loại theo khả năng thay đổi như hệ thống không có khả năng vận

hành (như tinh thể...), có khả năng vận hành (như máy móc...), có phát triển
(như sinh vật...).

- Phân loại theo đặc trưng trao đổi với các hệ khác và môi trường như hệ

đóng, hệ mở.

- Phân loại theo mức độ quyết định của nguyên nhân đối với kết quả

(quan hệ nhân quả) như hệ thống với mức độ quyết định đơn giá (tương ứng
một–một), hệ thống với mức độ quyết định mang tính xác suất.

- Phân loại theo đặc trưng xuất xứ như hệ thống tự nhiên, hệ thống nhân

tạo, hệ thống hỗn hợp (như hệ thống “người–máy móc”, “người nghiên cứu–
máy móc–đối tượng nghiên cứu”...).

- Phân loại theo mức độ phát triển như hệ thống có mức phát triển thấp,

hệ thống có mức phát triển cao.

- Phân loại theo khuynh hướng phát triển như hệ thống tiến bộ, hệ thống

thoái hóa, hệ thống phản động.

- Phân loại theo đặc trưng của kiến thức như hệ thống lý thuyết, hệ thống

kinh nghiệm...

- Phân loại theo tính điều khiển như hệ thống chưa điều khiển được, hệ

thống điều khiển được, hệ tự điều khiển.

- Phân loại theo chức năng điều khiển như hệ điều khiển và hệ bị điều

khiển.

Việc phân loại hệ thống nói trên là để thuận tiện khi xem xét, chứ không

phải là phân chia khái niệm (xem mục nhỏ 8.3.4. Phân chia khái niệm của
quyển ba này), do vậy, một hệ thống cho trước có thể vừa thuộc loại này,
vừa thuộc loại khác.

Bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” chỉ chủ yếu đề cập đến các hệ thống nhân

tạo, các hệ thống liên quan đến con người và các hệ thống gồm các con
người (các tổ chức các loại). Do vậy, ở đây cũng đặc biệt nhấn mạnh đến
“tính mở” của hệ thống, quan hệ giữa khách thể và chủ thể (quan hệ giữa
chân lý và giá trị), quan hệ giữa người và người (phải tính đến các đặc thù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.