từ mắt người xem TiVi lên trung khu thần kinh của người đó. Chuỗi phân tử
này có thể cấy vào da giống như TiVi mang theo người.
c) Thời gian hoạt động của TiVi liên tục trong vài trăm năm.
Chuẩn bị các TiVi dự phòng, hỏng cái này có cái khác thay liền.
d) Thời gian hoạt động của TiVi bằng một phần triệu giây.
Cần tạo cho TiVi khả năng nén thông tin, hiểu theo nghĩa, một người chỉ
cần xem TiVi trong khoảng thời gian bằng một phần triệu giây thì có thông
tin trong đầu tương đương xem TiVi vài tiếng hiện nay.
e) Cho giá thành (chi phí cho phép để làm TiVi) bằng 10 tỷ USD.
Dùng tiền này để nghiên cứu, chế tạo loại TiVi cực nhỏ có thể cấy, ghép
vào cơ thể người nói riêng, động vật nói chung giống như mô tả ở điểm b.
Phát triển tiếp các đồ dùng điện tử tương tự như điện thoại di động, radio...
g) Cho giá thành (chi phí cho phép để làm) TiVi bằng 200 đồng Việt Nam.
Mua giấy về cắt, gấp, dán mô hình TiVi.
Sử dụng toán tử KTG, các câu trả lời có thể khác nhau, phụ thuộc vào
kiến thức, kinh nghiệm và trí tưởng tượng, tóm lại, vào các phẩm chất riêng
của từng người giải. Các phẩm chất này có thể hoàn thiện được nhờ học tập
và rèn luyện.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, việc chọn yếu tố để sử dụng toán tử KTG có thể
linh động. Do vậy, người giải không nên quá cứng nhắc về cách hiểu các
khái niệm kích thước, thời gian, giá thành. Hãy nhớ rằng, mục đích của toán
tử KTG là nhằm giúp khắc phục tính ì và kích thích trí tưởng tượng của
người giải làm việc chứ không phải đi tìm ý tưởng giải bài toán ngay ở giai
đoạn này.
17) Trong toán tử KTG có điểm e và g liên quan đến những chi phí (tiền)
cho phép dùng để giải bài toán cho trước, chứ không phải tiền công trả cho
bạn, nếu bạn giải bài toán cho trước. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi
bạn giải bài toán trên thực tế: