tương đương 240 tấn, nếu tính ra tiền VN, Bimico “mất ăn” 5 tỉ đồng. Bởi
đây là hợp đồng Bimico ký với khách hàng từ tháng 2-2004 với giá chỉ có 4
USD/kg. Ông Phạm Công, Phó giám đốc công ty Nhật Huy (Bình Dương)
chua xót nói: “Hợp đồng chúng tôi ký trước đó giá quá thấp so với giá khi
giao hàng”. Theo Hiệp hội cây điều VN, đây không phải là trường hợp cá
biệt mà hầu hết các DN lớn đều đã ký hợp đồng bán trước 40% - 60% sản
lượng trong năm, với giá chỉ 3,7 – 4 USD/kg, thiệt mất hàng triệu USD do
bán hớ giá. Vì vậy, có DN phải “bội tín” với khách hàng vì không đủ hàng
giao, do các “vệ tinh” được DN đầu tư khi thấy giá lên không bán cho DN
mà bán ra ngoài để hưởng lợi cao hơn.
Lại một bài học về nắm bắt và dự báo thông tin thị trường cho các DN
xuất khẩu điều, mà bài học này cách đây chỉ vài tháng, các DN xuất khẩu
gạo cũng đã phải trả giá. Tất nhiên, đây không chỉ là “lỗi” của các DN mà
còn có trách nhiệm của hiệp hội, Bộ thương mại.” (Bài “Mất hàng triệu
USD vì không nắm bắt thông tin” của Lê Cường, đăng trên báo “Người Lao
Động”, ra ngày 11/8/2004).
¤ “Nhiều đường dây điện đang chia cắt các khu đất “vàng”, ảnh hưởng
đến qui hoạch, đầu tư.
Đường Nguyễn Hữu Thọ (đường bắc–nam) đi qua huyện Nhà Bè,
TP.HCM dài khoảng 6 km nhưng dọc hai bên đường đều có đường dây điện
cao thế 500 kV, 220 kV, 110 kV. Các đường dây đi dọc, đi xuyên hoặc băng
ngang đường tạo thành vô số “mạng nhện” dây điện.
UBND huyện Nhà Bè cho biết trừ thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân, năm
xã còn lại thuộc huyện đều có đường dây điện đi qua. Nhiều nhất là Phước
Kiểng, Long Thới khiến các khu đất tại hai vùng này bị chia cắt rất manh
mún, muốn khai thác quĩ đất này không dễ.
Chuyện này cũng đang xảy ra tại huyện Bình Chánh. Chủ tịch UBND
huyện Nguyễn Ngọc Tường lắc đầu: Đất trên địa bàn huyện đã bị “nát bét”
hết. Hiện trên địa bàn huyện có ba đường dây cao thế 500 kV là Phú Mỹ–
Phú Lâm và Pleiku–Phú Lâm (hai tuyến). Dự kiến sẽ có thêm một tuyến dây
500 kV nữa đi qua huyện là đường dây Phú Lâm–Ô Môn (Cần Thơ).