- Hãy xác định màn hình 9 hệ cho mỗi cách xem xét? Vẽ các hình cần
thiết (xem các hình vẽ của chương này).
- Hãy viết ra các thông tin bạn biết về mỗi hệ thống có trong màn hình 9
hệ? Các thông tin này bao gồm tính toàn thể; các hệ dưới (hiểu theo nghĩa
tương đối); các mối liên kết (bên trong, bên ngoài hệ) các loại; các dữ kiện,
thông số, trạng thái... của các yếu tố, các mối liên kết; các mối quan hệ nhân
quả; các quá trình lan tỏa; các nguồn dự trữ có sẵn; các yếu tố, mối liên kết
từ ngoài đưa vào;... Vẽ các hình cần thiết tương ứng.
- Các thông tin nào còn thiếu? Hãy tìm những thông tin đó và bổ sung. Vẽ
các hình cần thiết tương ứng.
- Trả lời các câu hỏi tương tự như các câu hỏi nêu ở trên trong cách xem
xét bài toán cho trước như là hệ thống. Vẽ các hình cần thiết tương ứng.
- Hãy sử dụng mô hình quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết
định (xem mục 6.2 nói riêng và toàn bộ Chương 6 nói chung của quyển hai)
để giải bài toán cho trước, trước hết, là bài toán–mini. Trong khi suy nghĩ,
bạn hãy sử dụng tư duy lôgích (xem Chương 8 của quyển sách này).
- Trong quá trình suy nghĩ, bạn có gặp mâu thuẫn không? Nếu có, bạn hãy
sử dụng tư duy biện chứng (xem Chương 9 của quyển sách này).
- Trong giai đoạn phát các ý tưởng lời giải, bạn cần sử dụng các thông tin
có trong tất cả các màn hình 9 hệ, chứ không chỉ những thông tin có trong hệ
của bài toán cho trước, hoặc bài toán cho trước như là hệ thống.
- Trong giai đoạn phân tích, đánh giá, lựa chọn các ý tưởng lời giải thu
được để ra quyết định cuối cùng, bạn cần chú ý: Lời giải có tuân theo tiêu
chuẩn của quyết định tốt (xem mục nhỏ 10.5.1) không? Lời giải có làm thay
đổi hệ ít nhất không? Lời giải có thực sự sử dụng tối đa các nguồn dự trữ
(vật chất, năng lượng, thông tin và các tổ hợp của chúng) có sẵn trong hệ,
đặc biệt, các nguồn dự trữ không mất tiền? Các yếu tố, mối liên kết mới đưa
vào hệ có thực sự làm hệ thay đổi ít nhất, không gây thêm các vấn đề mới và
giúp giải bài toán cho trước không? Các quá trình lan tỏa, các quan hệ nhân