GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 379

Hóa ra, tất cả mọi việc đều phụ thuộc vào đầu ra của sản phẩm là thị

trường đặc biệt của Nhật Bản. Nếu tính về thói quen ăn uống, dưa chuột chỉ
là món ăn rất xoàng xĩnh ở Nhật Bản. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là
sự kỹ tính của khách hàng ở đất nước “mặt trời mọc” này sẽ bớt đi. Nếu
nông dân Malaysia chỉ thu hoạch dưa chuột một ngày một lần, một số quả
dưa có thể sẽ dài hơn so với mức bình thường và điều đó đồng nghĩa với
việc không ít bà nội trợ Nhật Bản sẽ phân vân hơn khi rút tiền trong túi ra.

Nhận xét về hiện tượng này, ông Lim Chin Beng, trưởng phái đoàn đàm

phán thương mại của Singapore, một người đã có kinh nghiệm nhiều năm
nghiên cứu thị trường Nhật Bản, cho biết không riêng gì thị trường Nhật
Bản, nhiều thị trường tiêu dùng trên thế giới tỏ ra ngày càng khắt khe với bất
kỳ sản phẩm nào. Theo ông Lim, sẽ là không cường điệu hóa khi nói rằng ở
những thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, khách hàng đòi hỏi mặt hàng
họ mua phải có độ tin cậy ở mức 100%, kể cả về chất lượng và việc dễ sử
dụng. Đã qua rồi giai đoạn người mua hàng chỉ quan tâm chủ yếu về giá cả
khi đi mua hàng. Ngày nay, độ tin cậy về mọi mặt của sản phẩm mới chính
là tiêu chí số một của khách hàng và điều này sẽ ngày càng phổ biến hơn
cùng với sự hòa nhập của các nền kinh tế và mức sống tăng lên.

Điều gì có thể rút ra từ những lời phân tích của ông Lim? Đó là thị trường

tiêu dùng trên thế giới đã có những thay đổi rất cơ bản mà những thói quen
trong cách làm ăn nhỏ lẻ như không có quy củ, dễ dãi trong nghiên cứu,
đánh giá thị trường, không coi trọng đúng mức tâm lý người tiêu dùng ngày
càng không còn chỗ đứng trong các cuộc cạnh tranh. Thói quen đó thường đi
liền với những nước có trình độ phát triển còn ở mức thấp như Việt Nam,
người sản xuất ít có thông tin và sự hiểu biết về thị trường thế giới nên hay
đánh giá mọi việc dựa trên thị trường trong nước rồi có một chút gọi là điều
chỉnh. Để tiến xa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, rõ ràng phải thay đổi thói
quen đơn giản hóa trong cách tiếp cận đó.” (Bài “Tiêu chí số một” của Phan
Đăng, đăng trên báo “Người Lao Động”, ra ngày 21/2/2002).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.