TỔNG KẾT:
CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ
CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG
TẠO VÀ ĐỔI MỚI
Nếu như quyển một “Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi
mới” của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” có mục đích giúp bạn đọc có
cái nhìn tổng quan Sáng tạo học nói chung, PPLSTVĐM nói riêng, thì
quyển hai và quyển ba đi sâu hơn: Trình bày các kiến thức cơ sở của
PPLSTVĐM mà hạt nhân của PPLSTVĐM đề cập trong bộ sách này
được coi là TRIZ.
PPLSTVĐM được xây dựng dựa trên các khoa học cơ sở, hiểu theo nghĩa,
các khoa học này có đối tượng nghiên cứu và tác động là tư duy, hoặc liên
quan, hỗ trợ các hoạt động tư duy như tám khoa học sau: tâm lý học, thông
tin học, điều khiển học, lôgích học, phép biện chứng duy vật, khoa học hệ
thống, dự báo học và lý thuyết ra quyết định. Những kiến thức cơ sở của
PPLSTVĐM đề cập trong quyển hai và quyển ba là những kiến thức cần
thiết tối thiểu, được rút ra từ những khoa học nói trên một cách chọn lọc,
trong đó, những kiến thức khái quát được cụ thể hóa, để vận dụng vào các
giai đoạn của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định (tư duy
sáng tạo).
Trong phần này, người viết tổng kết các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM
nhằm giúp bạn đọc không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng; thấy tính toàn thể
(tính hệ thống) của hệ thống các kiến thức cơ sở; thấy sự đa dạng các thang
bậc của hệ thống các kiến thức cơ sở dùng trong tư duy giải các bài toán đa
dạng tương ứng trên thực tế. Một mặt, bạn đọc có thể áp dụng ngay các kiến