GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 410

Hình 145: Tương tác giữa hệ thống các kiến thức cơ sở và PPLSTVĐM

Đây là mối liên kết có thể và cần để tạo nên quan hệ phản hồi dương tốt

(xem 7.2. Điều khiển học: Một số ý tưởng cơ bản chung của quyển hai):

Hệ thống các kiến thức cơ sở cung cấp các kiến thức nghiên cứu, xây

dựng các phương pháp giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn
phương pháp thử và sai. Đến lượt mình, các phương pháp này giúp giải
quyết một cách có hiệu quả các vấn đề của chính các khoa học cơ sở, thu
thêm những kiến thức mới. Các kiến thức mới cho phép PPLSTVĐM xây
dựng các phương pháp hiệu quả hơn nữa. Nhờ áp dụng các phương pháp
hiệu quả đó, các khoa học cơ sở lại thu được thêm nhiều kiến thức mới hơn
nữa. Và cứ như thế… hai hệ thống này hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

- Hệ thống các công cụ của PPLSTVĐM còn liên kết với bất kỳ hệ thống

nào khác ngoài hệ thống các kiến thức cơ sở, nếu ở đó có yêu cầu giải quyết
vấn đề và ra quyết định. Mối liên kết giữa hệ thống các công cụ của
PPLSTVĐM với các hệ thống đó cũng có phần tương tự như mối liên kết
(quan hệ phản hồi dương tốt) giữa hệ thống các công cụ của PPLSTVĐM
với hệ thống các kiến thức cơ sở.

- Trên thực tế, mỗi trong tám yếu tố (xem Hình 144) lại thỏa mãn định

nghĩa hệ thống (xem mục nhỏ 10.2.1. Một số khái niệm cơ bản và ý tưởng
chung về hệ thống
). Do vậy, có thể coi tám yếu tố là tám hệ dưới của hệ
thống các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM. Ví dụ, hệ dưới trong cách xem
xét như là tập hợp các yếu tố tâm lý, có thể được biểu diễn như trình bày
trên Hình 146 dưới đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.