GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 409

- Hệ thống này gồm tám yếu tố (các kiến thức rút ra từ tám khoa học cơ

sở tương ứng). Tám yếu tố này liên kết với nhau, phản ánh trong sự giao
nhau một phần, tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ nhau. Trên thực tế, bạn đọc
có thể thấy sự liên kết giữa các khoa học thể hiện ở những chỗ như: Khi
trình bày kiến thức khoa học này, người viết phải sử dụng các khái niệm, ý
tưởng của các khoa học khác; người viết phải chú thích khá thường xuyên:
xem lại những gì đã trình bày về các khoa học đề cập trước đó, hoặc sẽ nói ý
này chi tiết hơn khi trình bày các khoa học sau…

- Toàn bộ tập hợp tám yếu tố liên kết với nhau này có tính toàn thể (tính

hệ thống): Cung cấp các kiến thức (hiểu theo nghĩa rộng nhất) mang tính cơ
sở để xây dựng các công cụ đa dạng có phạm vi áp dụng rộng của
PPLSTVĐM. Hệ thống các kiến thức cơ sở này có thể ví như hệ thống các
khái niệm, quan điểm, quy tắc, quy luật… đóng vai trò các nguyên vật liệu
cơ sở, máy cái để xử lý các thông tin về sự phát triển và xây dựng các công
cụ dùng để suy nghĩ và thực hiện giải các bài toán đa dạng với các mức khó
khác nhau.

- Các kiến thức cơ sở nói trên phát triển theo thời gian (vì các khoa học cơ

sở tương ứng là các hệ thống mở), hiểu theo nghĩa, được bổ sung thêm
những kết quả nghiên cứu mới, loại bỏ các kiến thức lạc hậu, được cụ thể
hóa, khái quát hóa, được xem xét theo những cách tiếp cận mới. Do vậy, các
nhà nghiên cứu xây dựng các công cụ của PPLSTVĐM cần tính đến sự phát
triển của các kiến thức cơ sở theo thời gian để có thể sử dụng được những
thành tựu mới nhất.

- Mối liên kết giữa hệ thống các kiến thức cơ sở và PPLSTVĐM là sự tác

động qua lại (xem Hình 145).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.