GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 407

10.5.1. Tiêu chuẩn của một quyết định tốt: Nhìn theo quan điểm hệ thống
phát triển bền vững
của quyển sách này). Tuy nhiên phương án lời giải “tối
ưu”, “đúng”
hoặc “tốt nhất” thu được trong cách ra quyết định theo cách
thông thường, nhiều khi, là lời giải trung dung, thỏa hiệp giữa các nhân tố
mâu thuẫn với nhau.

Tư duy biện chứng và tư duy hệ thống bổ sung yêu cầu, đòi hỏi người ra

quyết định phải giải quyết mâu thuẫn, phải tính đến tác động của quyết định
lên các hệ thống có các mối liên kết với hệ thống có trong bài toán và bài
toán như là hệ thống. Từ đó xây dựng “tiêu chuẩn của quyết định tốt”:
Quyết định tốt phải đạt được mục đích phát triển đề ra trong bài toán và
không làm ảnh hưởng xấu đến các hệ thống khác trong không gian hệ thống
(quyết định làm cho mọi hệ thống đều thắng).

- Nói một cách tóm tắt và khái quát, các kiến thức rút ra từ các khoa học

cơ sở giúp các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực PPLSTVĐM xây dựng loại tư
duy: Nhìn xa, trông rộng, xem xét toàn diện, thấy và giải quyết các mâu
thuẫn để tạo ra sự phát triển liên tục, đầy đủ, ổn định và bền vững. Đây là
loại tư duy có thể dạy và học được, cần trang bị cho mỗi người để giải quyết
tốt các vấn đề gặp trong công việc, đời sống suốt cuộc đời của mỗi người,
giúp mỗi người trở nên hạnh phúc hơn.

Thứ hai, về các mối liên kết giữa các kiến thức, rút ra từ các khoa học
cơ sở của PPSLTVĐM nói trên:

Các kiến thức rút ra từ các khoa học cơ sở của PPSLTVĐM, cũng như

bản thân các khoa học đó, không độc lập với nhau mà liên quan, có những
phần giao nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do vậy, bạn đọc cần coi các kiến
thức trình bày trong quyển hai và quyển ba tạo thành hệ thống các kiến thức
cơ sở trực tiếp của PPLSTVĐM (xem Hình 144).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.