GIANG SƠN NHƯ HỌA - Trang 306

(Lòng người như một: Đi qua Hạ Quan, vượt sông Nộ Giang, tiến qua

Nộ Sơn, tới Tuyên Uy là có thể vào Xuyên, trở về quê nhà.)

Gió Hạ Quan, đặc biệt ở chỗ sức gió mạnh mà phạm vi nhỏ, quanh năm

thổi từ tây sang đông, thổi qua Hạ Quan, biến mất trên tầng trời Nhị Hải.
Mỗi lúc giao mùa đông, xuân, gió mạnh rung động cả núi non, âm thanh
vang dội trời đất, ầm ầm bên tai, giống như trăm vạn đại quân gầm vang
thét gào, kinh tâm động phách.

Phải ở Thiên Sinh Kiều, cách Hạ Quan năm dặm về hướng Tây Nam

mới có thể cảm nhận được gió Hạ Quan thực sự. Thương Sơn cách mặt
nước biển bốn nghìn hai trăm thước, tận cùng phía nam có đỉnh Tà Dương,
vách núi đứt ngang, tạo thành một lỗ hổng thiên nhiên.

Gió Hạ Quan điên cuồng gầm thét, đinh tai nhức óng, mạnh mẽ vô

cùng, nhưng lại không mang một hạt bụi, sức gió lúc bình thường có thể
khiến người bình thường ngã rạp.

Thiên Sinh Kiều mặt nước rộng năm sáu trượng, hai núi giáp hai bên,

giữa có khe sâu, có vòm đá vắt ngang giúp người đi qua, là kiệt tác của
thiên nhiên, vì thế có tên “Thiên Sinh”.

Thiên Sinh Kiều đã nằm trong phạm vi Thương Sơn.

Yếu đạo Điểm Thương, có một già, một trẻ.

Gió Hạ Quan có thể người ta đứng không vững, thẳng không xong,

nhưng không thể khiến cho Tiêu Dịch Nhân và một trăm mười tám vị hảo
hán không đứng thẳng người.

Họ vung tà áo, ngẩng đầu ưỡn ngực, mạnh mẽ bước tới.

Mặc gió, mặc mưa, chẳng gì đẩy lùi được họ nửa bước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.