của hàm
addition
. Thêm vào đó bạn cũng không thể sử dụng biến
z
trực tiếp
bên trong hàm
addition
vì nó làm biến cục bộ của hàm
main
.
Tuy nhiên bạn có thể khai báo các biến toàn cục để có thể sử dụng chúng ở bất
kì đâu, bên trong hay bên ngoài bất kì hàm nào. Để làm việc này bạn cần khai
báo chúng bên ngoài mọi hàm hay các khối lệnh, có nghĩa là ngay trong thân
chương trình.
Đây là một ví dụ khác về hàm:
// function example#include <iostream.h> int subtraction (int a, int b){ int r;
r=a-b; return (r);} int main (){ int x=5, y=3, z; z = subtraction (7,2); cout <<
"The first result is " << z << \n ; cout << "The second result is " << subtraction
(7,2) << \n ; cout << "The third result is " << subtraction (x,y) << \n ; z= 4 +
subtraction (x,y); cout << "The fourth result is " << z << \n ; return 0;}
The first result is 5
The second result is 5
The third result is 2
The fourth result is 6
Trong trường hợp này chúng ta tạo ra hàm
subtraction
. Chức năng của hàm
này là lấy hiệu của hai tham số rồi trả về kết quả.
Tuy nhiên, nếu phân tích hàm
main
các bạn sẽ thấy chương trình đã vài lần gọi
đến hàm
subtraction
. Tôi đã sử dụng vài cách gọi khác nhau để các bạn thấy
các cách khác nhau mà một hàm có thể được gọi.
Để có hiểu cặn kẽ ví dụ này bạn cần nhớ rằng một lời gọi đến một hàm có thể
hoàn toàn được thay thế bởi giá trị của nó. Ví dụ trong lệnh gọi hàm đầu tiên :
z = subtraction (7,2);
cout << "The first result is " << z;
Nếu chúng ta thay lời gọi hàm bằng giá trị của nó (đó là
5
), chúng ta sẽ có: