1
5
Lệnh thường trực (có sẵn của Linux). Tuyệt đại đa số lệnh được giới thiệu
trong tài liệu này là lệnh thường trực. Chúng bao gồm các lệnh được chứa sẵn trong
shell và các lệnh thường trực khác.
File chương trình ngôn ngữ máy: chẳng hạn, người dùng viết trình trên ngôn
ngữ C qua bộ dịch gcc (bao gồm cả trình kết nối link) để tạo ra một chương trình
trên ngôn ngữ máy.
File chương trình shell (Shell Scrip).
Khi kết thúc một dòng lệnh cần gõ phím ENTER để shell phân tích và thực hiện lệnh.
1.3. Giới thiệu về sử dụng lệnh trong Linux
Như đã giới thiệu ở phần trên, Linux là một hệ điều hành đa người dùng, đa nhiệm,
được phát triển bởi hàng nghìn chuyên gia Tin học trên toàn thế giới nên hệ thống lệnh
cũng ngày càng phong phú; đến thời điểm hiện nay Linux có khoảng hơn một nghìn lệnh.
Tuy nhiên chỉ có khoảng vài chục lệnh là thông dụng nhất đối với người dùng. Tài liệu
này cũng hạn chế giới thiệu khoảng vài chục lệnh đó. Chúng ta đừng e ngại về số lượng
lệnh được giới thiệu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tập hợp lệnh bởi vì đây là những lệnh
thông dụng nhất và chúng cung cấp một phạm vi ứng dụng rộng lớn, đủ thỏa mãn yêu cầu
của chúng ta.
Cũng như đã nói ở trên, người dùng làm việc với máy tính thông qua việc sử dụng trạm
cuối: người dùng đưa yêu cầu của mình bằng cách gõ "lệnh" từ bàn phím và giao cho hệ
điều hành xử lý.
Khi cài đặt Linux lên máy tính cá nhân thì máy tính cá nhân vừa đóng vai trò trạm cuối,
vừa đóng vai trò máy tính xử lý.
Dạng tổng quát của lệnh Linux có thể được viết như sau:
# <Tên lệnh> [<các tham số>] ¿
trong đó:
Tên lệnh là một dãy ký tự, không có dấu cách, biểu thị cho một lệnh của
Linux hay một chương trình. Người dùng cần hệ điều hành đáp ứng yêu cầu gì của
mình thì phải chọn đúng tên lệnh. Tên lệnh là bắt buộc phải có khi gõ lệnh.
Các tham số có thể có hoặc không có, được viết theo quy định của lệnh mà
chúng ta sử dụng, nhằm cung cấp thông tin về các đối tượng mà lệnh tác động tới. Ý
nghĩa của các dấu [, <, >, ] được giải thích ở phần quy tắc viết lệnh.
Các tham số được phân ra thành hai loại: tham số khóa (sau đây thường dùng là "tùy chọn")
và tham số vị trí. Tham số vị trí thường là tên file, thư mục và thường là các đối tượng chịu
sự tác động của lệnh. Khi gõ lệnh, tham số vị trí được thay bằng những đối tượng mà người
dùng cần hướng tác động tới. Tham số khóa chính là những tham số điều khiển hoạt động
của lệnh theo các trường hợp riêng. Trong Linux, tham số khóa thường bắt đầu bởi dấu trừ
"
-" hoặc hai dấu trừ liên tiếp "--". Khi gõ lệnh, cũng giống như tên lệnh, tham số khóa phải
được viết chính xác như trình bày trong mô tả lệnh. Một lệnh có thể có một số hoặc rất
nhiều tham số khóa. Phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của mình, người dùng có thể chọn một
hoặc một số các tham số khóa khi gõ lệnh. Trong mô tả lệnh, thường xuất hiện thuật ngữ
tùy-chọn. Tùy chọn lệnh (thực chất là tham số khóa) cho phép điều chỉnh hoạt động của
lệnh trong Linux, làm cho lệnh có tính phổ dụng cao. Tuỳ chọn lệnh cho phép lệnh có thể
đáp ứng ý muốn của người dùng đối với hầu hết (tuy không phải lúc nào cũng vậy) các tình
huống đặt ra cho thao tác ứng với lệnh.