3
6
\!
Hiển thị thứ tự của lệnh trong lịch sử
\#
Hiển thị thứ tự của lệnh
\$
Hiển thị dấu đô-la ($). Đối với siêu người dùng
(super user), thì hiển thị dấu số hiệu (#)
\\
Hiển thị dấu sổ (\)
\d
Hiển thị ngày hiện tại
\h
Hiển thị tên máy (hostname)
\n
Ký hiệu xuống dòng
\s
Hiển thị tên hệ shell
\t
Hiển thị giờ hiện tại
\u
Hiển thị tên người dùng
\W
Hiển thị tên thực sự của thư mục hiện thời (ví dụ thư
mục hiện thời là /mnt/hda1 thì tên thực sự của nó là
/hda1)
\w
Hiển thị tên đầy đủ của thư mục hiện thời (ví dụ
/mnt/hda1)
Ví dụ, hiện thời dấu nhắc shell có dạng:
root[may1 /hda1]#
Sau khi gõ lệnh
root@may1 /hda1]# PS1='[\h@\u \w : \d]\$'
thì dấu nhắc shell được thay đổi là:
[may1@root /mnt/hda1 : Fri Oct 27 ]#
ngoài việc đổi thứ tự giữa tên người dùng và máy còn cho chúng ta biết thêm về ngày hệ
thống quản lý và tên đầy đủ của thư mục hiện thời.
Linux cung cấp cách thức hoàn toàn tương tự như đối với biến
PS1 để thay đổi giá trị biến
hệ thống
PS2 tương ứng với dấu nhắc cấp hai.
2.7. Lệnh gọi ngôn ngữ tính toán số học
Linux cung cấp một ngôn ngữ tính toán với độ chính xác tùy ý thông qua lệnh
bc. Khi
yêu cầu lệnh này, người dùng được cung cấp một ngôn ngữ tính toán (và cho phép lập trình
tính toán có dạng ngôn ngữ lập trình C) hoạt động theo thông dịch. Trong ngôn ngữ lập
trình được cung cấp (tạm thời gọi là ngôn ngữ bc), tồn tại rất nhiều công cụ hỗ trợ tính toán
và lập trình tính toán: kiểu phép toán số học phong phú, phép toán so sánh, một số hàm
chuẩn, biến chuẩn, cấu trúc điều khiển, cách thức định nghĩa hàm, cách thức thay đổi độ
chính xác, đặt lời chú thích ... Chỉ cần sử dụng một phần nhỏ tác động của lệnh
bc, chúng
ta đã có một "máy tính số bấm tay" hiệu quả.
Cú pháp lệnh
bc:
bc [tùy-chọn] [file...]
với các tuỳ chọn sau đây:
-l, --mathlib : thực hiện phép tính theo chuẩn thư viện toán học (ví dụ:
5/5=1.00000000000000000000).
-w, --warn : khi thực hiện phép tính không tuân theo chuẩn POSIX (POSIX là một chuẩn
trong Linux) thì một cảnh báo xuất hiện.