GIÁO TRÌNH HỆ ĐIỀU HÀNH UNIX - LINUX - Trang 40

3
9

CHƯƠNG 3. H THNG FILE

3.1 Tng quan v h thng file

3.1.1. Mt s khái nim

Người dùng đã từng làm việc với hệ điều hành DOS/Windows thì rất quen biết với các

khái niệm: file (tập tin), thư mục, thư mục hiện thời ... Để đảm bảo tính hệ thống và thuận
tiện cho người dùng chưa từng làm việc thành thạo với một hệ điều hành nào khác, chương
này vẫn giới thiệu về các khái niệm này một cách sơ bộ.

Một đối tượng điển hình trong các hệ điều hành đó là file. File là một tập hợp dữ liệu có

tổ chức được hệ điều hành quản lý theo yêu cầu của người dùng. Cách tổ chức dữ liệu trong
file thuộc về chủ của nó là người đã tạo ra file. File có thể là một văn bản (trường hợp đặc
biệt là chương trình nguồn trên C, PASCAL, shell script ...), một chương trình ngôn ngữ
máy, một tập hợp dữ liệu ... Hệ điều hành tổ chức việc lưu trữ nội dung file trên các thiết bị
nhớ lâu dài (chẳng hạn đĩa từ) và đảm bảo các thao tác lên file. Chính vì có hệ điều hành
đảm bảo các chức năng liên quan đến file nên người dùng không cần biết file của mình lưu
ở vùng nào trên đĩa từ, bằng cách nào đọc/ghi lên các vùng của đĩa từ mà vẫn thực hiện
được yêu cầu tìm kiếm, xử lý lên các file.

Hệ điều hành quản lý file theo tên gọi của file (tên file) và một số thuộc tính liên quan

đến file. Trước khi giới thiệu một số nội dung liên quan đến tên file và tên thư mục, chúng
ta giới thiệu sơ bộ về khái niệm thư mục.

Để làm việc được với các file, hệ điều hành không chỉ quản lý nội dung file mà còn

phải quản lý các thông tin liên quan đến các file. Thư mục (directory) là đối tượng được
dùng để chứa thông tin về các file, hay nói theo một cách khác, thư mục chứa các file. Các
thư mục cũng được hệ điều hành quản lý trên vật dẫn ngoài và vì vậy, theo nghĩa này, thư
mục cũng được coi là file song trong một số trường hợp để phân biệt với "file" thư mục,
chúng ta dùng thuật ngữ file thông thường. Khác với file thông thường, hệ điều hành lại
quan tâm đến nội dung của thư mục.
Một số nội dung sau đây liên quan đến tên file (bao gồm cả tên thư mục):

Tên file trong Linux có thể dài tới 256 ký tự, bao gồm các chữ cái, chữ số, dấu

gạch nối, gạch chân, dấu chấm. Tên thư mục/file trong Linux có thể có nhiều hơn một
dấu chấm, ví dụ:

This_is.a.VERY_long.filename. Nếu trong tên file có dấu chấm

"." thì xâu con của tên file từ dấu chấm cuối cùng được gọi là phần mở rộng của tên
file (hoặc file). Ví dụ, tên file trên đây có phần mở rộng là

.filename. Chú ý rằng khái

niệm phần mở rộng ở đây không mang ý nghĩa như một số hệ điều hành khác (chẳng
hạn như MS-DOS).

Lưu ý:

Chúng ta nên lưu ý rằng, không phải ký tự nào cũng có nghĩa. Nếu có hai

file chỉ khác nhau ở ký tự cuối cùng, thì đối với Linux, đó là hai file có thể trùng tên.
Bởi lẽ, Linux chỉ lấy 32 hay 64 ký tự đầu tiên trong tên file mà thôi (tùy theo phiên
bản Linux), phần tên file còn lại dành cho chủ của file, Linux theo dõi thông tin,
nhưng thường không xem các ký tự đứng sau ký tự thứ 33 hay 65 là quan trọng đối
với nó.

Xin nhắc lại lưu ý về phân biệt chữ hoa và chữ thường đối với tên thư mục/file,

ví dụ hai file

FILENAME.tar.gzfilename.tar.gz là hai file khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.