GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - Trang 206

Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản
phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những
con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo
dục"

1

. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật

cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần
của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng
làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn
ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người
càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự
mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu"

2

.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động

vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch
sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì
trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự
nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con

người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân
con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người,
vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy
luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã
hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.
Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó,
không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát

triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện
lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất
con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều
kiện tồn tại của con người. Mặc dù là "tổng hoà các quan hệ xã hội", con người có vai
trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản
chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động
và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận
động và biến đổi của bản chất con người.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho

hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi
trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm
đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua

1. Sđd, t.3, tr. 10.

2

. Sđd, t.20, tr. 476.

205

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.