Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó,
bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó.
Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì
vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người"; con người là một bộ phận
của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất
quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế
giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác
nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao
động, là "một động vật có tính xã hội", hoặc con người động vật có tư duy... Những
quan niệm trên đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã
hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người
một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là
lao động sản xuất ra của cải vật chất. "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý
thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt
đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định.
Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra
chính đời sống vật chất của mình"
1
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự
nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ
giới tự nhiên"
2
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động
sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt
động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời
sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi
vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời
hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con
người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với
nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường,
quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa... quy định phương diện
sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động
trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý
chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong
đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr. 29.
2. Sđd, t.42, tr. 137.
203