GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 24

http://www.ebook.edu.vn

20

Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt

độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều
mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu
Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ
Đông sang Tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở
Châu Á.

Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải
Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuân-Hạ-Thu-Đông),
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam . (2) Miền Nam (từ
đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá
điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).

Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí

hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là những địa điểm lý tưởng
cho du lịch, nghỉ mát.

Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21

0

C đến 27

0

C và tăng dần từ

Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25

0

C (Hà Nội 23

0

C, Huế

25

0

C, thành phố Hồ Chí Minh 26

0

C). Mùa Đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp

nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa,
Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0

0

C, có tuyết rơi.

Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000

giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không
khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt
Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán (trung bình một năm có
6-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán đe dọa).

Thủy văn: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông

dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung.
Dọc bờ biển cứ khoảng 20 km lại có 1 cửa sông, do đó giao thông đường thủy khá
thuận lợi; đồng thời cũng nhờ đó mà Việt Nam có nhiều các cảng biển lớn như Hải
Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn… Hai sông lớn nhất ở
Việt Nam là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và
phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế
độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80%
lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.

Tài nguyên thiên nhiên:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.