GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 26

http://www.ebook.edu.vn

22

- Tôn giáo:

+ Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo, hiện có gần 45 triệu tín đồ Phật

giáo (đã quy y), 5,5 triệu tín đồ Công giáo 2,4 triệu tín đồ Cao Đài 1,3 triệu tín đồ
Hòa Hảo, 1 triệu tớn đồ Tin Lành và 60.000 tín đồ Hồi giáo.

+ Trên thực tế, đại đa số người dân Việt Nam có tục lệ thờ cúng tổ tiên,

nhiều người theo các tớn ngưỡng dân gian khác như Đạo Mẫu, và thường đến cầu
cóng tại các đền chùa Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo. Ngoài ra, có một số các
tôn giáo khác như Hồi giáo, Bà la môn...

- Giao thông vận tải: Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao

thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng
bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây
dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển.

2.2 Văn hoá ẩm thực Việt Nam truyền thống

2.2.1 Một số nét văn hoá ẩm thực truyền thống tiêu biểu

Từ ngàn xưa, người Việt Nam ăn đâu phải là chỉ để ăn no mà còn để thưởng

thức ăn ngon, "ngon" hay ngon miệng là một phạm trù lớn của nghệ thuật ẩm thực
Việt Nam

- Cơ cấu bữa ăn: Người Việt Nam thường ăn ba bữa một ngày gồm bữa ăn

sáng, bữa ăn trưa, bữa ăn tối. Bữa ăn sáng người Việt Nam thường ăn điểm tâm, ăn
nhẹ, không mang tính chất ăn no (phở, bún, miến, cháo…).Bữa trưa người Việt
Nam thường ăn mang tính chất ăn no: ăn cơm + thịt + rau…Bữa tối mang tính chất
ăn no và thường phần lớn các gia đình là bữa ăn chính thức trong ngày, cũng là lúc
mọi người trong nhà tụ họp đông đủ sau một ngày làm việc.

- Nguyên liệu chế biến: Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ

nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy
định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Trong bữa ăn của người Việt
Nam, ngoài cơm (lương thực) còn sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn
sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món
ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến
nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò v.v. Những
món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như chó, dê, rùa, thịt rắn, ba
ba thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ
được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm.

Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các

loại rau, đậu tương tuy trong cộng đồng thế tục ít người ăn chay trường, chỉ có các
sư sãi trong chùa hoặc người bị bệnh buộc phải ăn kiêng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.