http://www.ebook.edu.vn
24
(âm) thì dùng các thứ nhiệt (dương) như gừng, riềng… Bệnh sốt cảm lạnh (âm) thì
ăn cháo gừng, tía tô (dương), còn sốt cảm nắng (dương) thì ăn cháo hành (âm)…
Để đảm bảo sự quân bình âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên,
người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa.
Việt Nam là xứ nóng (dương), cho nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại bình,
hàn (âm). Trong cuốn Nữ công thắng lãm, Hải Thượng Lãn Ông kể ra khoảng 120
loại thực phẩm thì đã có tới khoảng 100 loại mang tính bình, hàn rồi. Cơ cấu ăn
truyền thống thiên về thức ăn thực vật (âm) và ít ăn thức ăn động vật (dương) chính
là góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi
trường.
Mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá (là những thứ âm) hơn là
mỡ thịt. Khi chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên
thức ăn có nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu, vừa giải nhiệt.
Chính vì vậy mà người Việt Nam rất thích ăn đồ chua, đắng – cái chua của dưa cà,
của quả khế, quả sấu, quả me, quả chanh, quả chay, lá bứa; cái đắng của mướp
đắng (khổ qua). Canh khổ qua là món được người Nam bộ (vùng gần xích đạo) đặc
biệt ưa chuộng.
Mùa đông lạnh, người Việt ở các tỉnh phía Bắc thích ăn thịt, mỡ là những
thức ăn dương tính giúp cơ thể chống lạnh. Phù hợp với mùa này là các kiểu chế
biến khô, dùng nhiều mỡ hơn (dương tính hơn) như xào, rán, rim, kho… Gia vị phổ
biến của mùa này cũng là nhưng thứ dương tính như ớt, tiêu, gừng, tỏi… Dân miền
Trung sở dĩ ăn ớt (dương) nhiều là vì thức ăn phổ biến ở dải đất này là các thứ hải
sản mang tín hàn, bình (âm) và con người thường phải ngâm mình trong nước biển.
Xứ nóng (dương) phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy
sản (âm), xứ lạnh (âm) thì phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi các loài động vật
với trữ lượng mỡ, bơ sữa phong phú (dương). Như vậy là tự thân thiên nhiên đã có
sự cân bằng rồi. Do vậy, ăn uống theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi trường
tự nhiên để phục vụ con người, là hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện
chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào thức nấy,
người xưa gọi là “thời trân” : Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể/ Chim ngói mùa
đông, chim cu mùa hè… Ăn uống theo mùa cũng là lúc sản vật ngon nhất, nhiều
nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất.
- Đồ dùng trong ẩm thực: Các món ăn của người Việt Nam thường được bày
ra mâm, bàn. Dụng cụ chủ yếu là bát và đũa. Thông thường sử dụng loại bát sâu
lũng, có đường kính khoản từ 8-10cm, đũa sử dụng là đũa tre hoặc đũa gỗ có đường
kính khoản 8 mm, có chiều dài khoản trên dưới 30cm. Đôi đũa được người Việt
Nam sử dụng rất linh hoạt trong khi ăn với nhiều chức năng khác nhau như ngoài
việc gắp thức ăn, và cơm, người ta còn dùng đũa để dầm, để quấy, trộn, vét…thức
ăn và làm vật nối cho cánh tay dài ra để gắp được những món ăn ở xa, để ăn được