GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 29

http://www.ebook.edu.vn

25

dể dàng và tạo được cảm giác thoải mái khi ăn. Đôi đũa đối với người Việt Nam đã
trở thành biểu tượng, hay tượng trung cho đôi lứa "Vợ chồng như đũa có đôi" hay
cho sự đoàn kết "so bó đũa chọn cột cờ"…Do vậy đôi đũa tuy giản đơn vẫn được
người nước ngoài coi trọng và cho rằng đã là một trong những nét tiêu biểu, độc
đáo của văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Khi ăn, người Việt Nam thường ngồi chiếu
hoặc ngồi ghế. Mọi người quây quanh mâm cơm thể hiện sự đầm ấm.

- Phép ứng xử qua văn hóa ẩm thực: Lịch sự, mực thước trong ăn uống, coi

trọng tình nghĩa, lễ nghi trong ẩm thực

Trước và sau khi ăn, người Việt thường hay mời ăn- điều này thể hiện lễ giáo

và sự kính kính trọng với người trên. Trong khi ăn, người Việt thường chú ý đến
cách nói năng, ý tứ khi ngồi và ăn phải đúng mực: không ăn quá nhanh hoặc quá
chậm, không ngồi quá lâu và ăn quá nhiều hoặc quá ít, không ăn hết nhẵn hoặc bỏ
dở. Vì vậy, trong dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền câu ca dao tục ngữ răn dạy
người ta như "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" hay"Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ"

Trong ăn uống thể hiện tính cộng đồng rất rõ, bao giờ trong bữa cơm cũng có

bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.

- Những quan niệm , chuẩn mực trong ẩm thực:

+ Coi trọng tính cân bằng trong ăn uống: Điều phối hợp lý giữa các loại

lương thực, thực phẩm,chú trọng cân bằng âm dương trong lựa chọn và chế biến đồ
ăn, đồ uống, điều hoà ngũ vị của đồ ăn uống, thức uống.

+ Coi trọng tính chỉnh thể, thống nhất trong ăn uống:Ăn uống thích ứng với

điều kiện địa lý, phù hợp với khí hậu, thời tiết. Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa
ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình.
Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

+ Tính linh hoạt, biện chứng trong lối ăn của người Việt

Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn. Ở trên vừa

nói rằng, ăn theo lối Việt Nam là một quá trình tổng hợp các món ăn. Nhưng có bao
nhiêu người ăn thì có bấy nhiêu cách tổng hợp khác nhau.

Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn. Người Việt Nam truyền thống

chỉ dùng một thứ dụng cụ là đôi đũa. Đó là cách ăn đặc thù xuất phát từ cư dân
trồng lúa nước Đông Nam Á cổ đại . Trong khi người phương Tây phải dùng một
bộ đồ ăn tổng hợp gồm thìa, nĩa, dao, mỗi thứ một chức năng riêng rẽ (sản phẩm
của tư duy phân tích) thì đôi đũa của người Việt Nam thực hiện một cách cực kỳ
linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau : gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét
và… nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa.

Tập quán dùng đũa lâu đời đã khiến cho ở người Việt Nam hình thành cả

một triết lý : triết lý đôi đũa. Trước hết, đó là triết lý về tính cặp đôi. Vợ chồng như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.