http://www.ebook.edu.vn
26
đũa có đôi/ Bây giờ chồng thấp vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng/ Vợ dại
không hại bằng đũa vênh… Thời Lê, bẻ gãy đôi đũa là dấu hiệu ly hôn. Thứ đến là
triết lý về tính số đông. Bó đũa là biểu tượng của sự đoàn kết, của tính cộng đồng.
Vơ đũa cả nắm là nói đến thói cào bằng xô bồ, tốt xấu không phân biệt…
Tính biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn uống phải
hợp thời tiết, phải đúng mùa, mà người Việt Nam sành ăn còn phải chọn đúng bộ
phận có giá trị (Chuối sau, cau trước/ Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm… ),
đúng trạng thái có giá trị (Tôm nấu sống, bống để ươn/ Bầu già thì ném xuống ao,
bí già đóng cửa làm cao lấy tiền… ), đúng thời điểm có giá trị (Cơm chín tới, cải
vông non, gái một con, gà ghẹ ổ).
Thời điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương
chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả, và vì vậy cũng là những thứ
rất giàu chất dinh dưỡng. Đó là các món ăn dạng bào tử : động vật có trứng lộn,
nhộng, lợn sữa, chim ra ràng, ong non, dế non… Người Nam bộ có món đuông,
một loại ấu trùng kiến dương, sống trong ngọn cây dừa, cau, chà là. Thực vật có
giá, cốm, măng… Tục ngữ có câu : Cốm hoa vàng, chim ra ràng, gái mãn tang, cà
cuống trứng… Không phải ngẫu nhiên mà nhau sản phụ được sử dụng làm loại
nguyên liệu đặc biệt để sản xuất thuốc bổ.
- Các loại đồ uống: Rượu là loại đồ uống đặc sản của người Việt Nam được
làm từ loại gạo nếp cái hoa vàng. Người ta đem gạo đồ xôi, ử cho lên men và đem
nấu (cất) ra rượu nếp. Nếu để nguyên gọi là rượu trắng (Bắc Bộ) hoặc rượu đế
(Nam Bộ), với chất lượng cao thơm ngon, khoảng từ 40-45độ. Người ta có thể
dùng rượu nếp nguyên chất để chế biến ra các loại rượu mùi, màu, hoặc ngâm
thuốc bắc, hay ngâm các loại động vật quý như rắn, cao xương, tắc kè…thành rượu
thuốc dùng để bổ dưỡng hoặc chữa bệnh. Rượu cần ủ bằng men lá rừng, chứa trong
hũ khi uống pha chế thêm nước, rượu cần uống theo lối "Tập thể" biểu thị tính đoàn
kết công đồng…tuy nhiên khi đem cóng thần linh hoặc ông bà, tổ tiên, người Việt
dùng loại rượu trắng tinh khiết.
Tục uống chè (trà ) có từ khi người ta phát hiện ra cây chè mọc hoang, sau
đem về trồng lấy lá để đun nước. Lúc đầu người Việt Nam dùng nó như một thứ
thảo dược để uống cho mát - đã là nước chè xanh. Về sau người Việt nghiền lá chè
thành bột để uống. Cuối cùng, người ta hái búp chè, rồi vũ kỹ đem phơi khô thành
trà như ngày nay. Do vậy, người Việt biết uống chè tươi, chè khô (trà), chè ướp với
các loại hoa thơm như hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu, hoa cóc…Cách uống chè của
người Việt rất đặc sắc không kém gì cách uống trà của người Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc…
Món ăn đồ uống đặc sản của Việt Nam rất nhiều. Ngày nay khi du lịch ngày
càng phát triển thì những món ăn, đồ uống đặc sản của Việt Nam ngày càng đựơc