GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 52

http://www.ebook.edu.vn

48

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong

khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá
kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế
Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ
trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm
phục.

Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch

vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân
thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra
nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế
giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn
vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.

Tôn giáo

Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật

linh của người Nhật cổ. Qua Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ
Ấn Độ vào Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI. Khoảng 84% đến 96% dân số
Nhật theo cả đạo Shinto và Phật giáo

Quốc kỳ và Quốc ca

Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người

ta cũng hay gọi là Hinomaru tức là "vầng mặt trời", là lá cờ nền trắng với một hình
tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm.

Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo

Hệ thống chính trị

Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng
đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng
sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị
nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do
Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.

9. Văn hoá, phong tục tập quán.

Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ

cũng đều tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập
quán tốt đẹp của người Nhật.

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật.

Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành
một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của
họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau
và để xác định các mối quan hệ xã hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.