GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 50

http://www.ebook.edu.vn

46

Rượu Hoàng Tửu Triệu Hưng có lịch sử từ rất lâu đời, là một trong những

loại rượu ngon nổi tiếng. Nguyên liệu để chế biến loại rượu này chính là gạo nếp,
và nước suối có vị ngọt tinh khiết mà tạo thành. Khi chế biến xong có sắc màu hơi
vàng, hương thơm nồng. Muốn ủ được loại Hoàng tửu ngon thì cần phải ủ trong
một một cái hũ làm từ gốm, sau đó dùng bùn trát lên đậy chặt hũ lại.

Cái hũ rượu này sẽ được chôn dưới đất khoảng từ 3 tới 5 năm, nhiều nhất là

khoảng từ 10 tới 20 năm, cho nên loại rượu này còn được gọi bằng một cái tên khác
là "lão tửu". Hoàng tửu có một sô loại rượu ngon nữa như "rượu cơm, hoa điều tửu,
trang nguyên hồng tửu, hay tuyết hương tửu".... Người ta gọi là rượu cơm là bởi vì
trong qua trình lên men, người chế biến rượu cho thêm một số lượng gạo nếp tương
đối nhiều nên mới có cái tên như vậy. Nó là loại rượu ngon nhất của Hoàng tửu
Triệu Hưng.

Các loại trà

Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat

hằng ngày ngày của người TQ không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà, tục
ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào một
trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều rất quan
trọng. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách đến nhà,
chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện
trò, bầu không khí rất thoải mái.

Ở TQ, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha

trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi TQ đều có mở
quán trà, hiệu trà v,v với những hình thức khác nhau, trên phố Tiền Môn tấp nập ở
Bắc Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm, thưởng thức
những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi
việc. Ở miền Nam TQ, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều
trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa uống trà, vừa ngắm
cảnh.

Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói

quen riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh
thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc
Kiến ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen v,v. Có một số địa phương, khi
uống trà lại thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ
Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà
còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng
đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì
vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn trà”.

Cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông

TQ, thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.