GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 48

http://www.ebook.edu.vn

44

Đậu phụ thối có thể dùng để ăn sống, hoặc hấp, hầm, hoặc thông dụng nhất

là rán và ăn kèm với tương ớt. Màu sắc của đậu phụ thối cũng khá đa dạng, ở Triết
Giang, đậu hũ thối được chiên vàng còn ở Hồ Nam, đậu hũ thối có màu đen.

Tương truyền vào đời Khang Hy nhà Thanh có một người tên Vương Trí Hòa đã
phát minh ra đậu phụ thối. Do thi trượt khoa cử và không còn lộ phí về nhà, chàng
thư sinh nghèo Vuơng Trí Hòa phải ở lại kinh thành bán đậu phụ kiếm sống qua
ngày. Một ngày kia, đậu phụ bị ế nhiều, anh đành phải cắt nhỏ đậu phụ và cho vào
một cái chum ướp muối. Vài ngày sau, khi mở chum ra, anh nhận thấy đậu phụ đã
hơi chuyển sang màu lục và có mùi rất hắc. Anh nếm thử thứ "đậu phụ thối xanh"
đó và thấy nó ngon kinh ngạc. Anh mạnh dạn mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán.
Kể từ đó đậu hũ thối được lan truyền rộng rãi.

- Sủi cảo

Sủi cảo (còn gọi là bánh chẻo) được coi là một phần trong nền văn hóa của

Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món ăn truyền thống sẽ tượng trưng cho sự đoàn
tụ, mời khách ăn là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình.

Đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu

là món ăn trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Dần dần nó mới trở thành
món ăn thường nhật của người dân. Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình
làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều rất cầu kỳ.

Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau

trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần
chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao
và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ
khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như
một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm. Mọi người đều muốn tiếng băm
của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng
Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có
nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng
nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.

Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần

lớn các khu vực đều gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì
khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền
theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”. Có gia đình
kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng
trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi
cảo bà con in hình bông lúa mỳ, chẳng khác nào những bông lúa mỳ trĩu hạt, với
ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.