còn nhận được rất nhiều lời đe dọa ám sát từ những người đã mất tất cả mọi
thứ mà họ từng sở hữu. Ngay sau khi vụ thị trường phá sản diễn ra, tờ Thời
báo New York đã đưa ra một nhan đề: “Jesse Livermore bị tố giác là người
cầm đầu nhóm những người ngăn chứng khoán có giá đang tăng mạnh…”.
Sau sự kiện này, Quốc hội đã thông qua Điều luật về Chứng khoán và Trao
đổi chứng khoán và thành lập Hội đồng Trao đổi Chứng khoán với hy vọng
rằng sẽ bình ổn thị trường bằng cách tạo ra những thay đổi có tính sâu rộng
đối với việc kinh doanh giao dịch cổ phiếu. Livermore kết luận rằng ông
không phải thay đổi những quy tắc của chính mình bởi vì bản chất loài
người không đổi và rốt cục chính con người sẽ điều khiển mọi hoạt động
trên thị trường chứng khoán.
Mặc dù Livermore kiếm được nhiều triệu đô la khi giao dịch những cổ
phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường, như ông đã từng làm năm 1929
nhưng ngày càng khó có được thành công tuyệt vời đến như vậy. Một cổ
phiếu đang lên sẽ có thể tiếp tục tăng giá, nhưng một cổ phiếu xuống dốc
có thể sẽ giảm giá xuống không. Bạn phải phản ứng nhanh hơn với thị
trường bởi vì sợ hãi là nguyên nhân khiến giá tiếp tục giảm còn niềm tin sẽ
là động lực khiến giá tiếp tục tăng. Hơn nữa sợ hãi sẽ làm cho bạn đưa ra
quyết định nhanh hơn so với khi bạn có niềm tin. Bạn phải có khả năng
thay đổi tâm lý nhanh khi tham gia giao dịch trên thị trường.
Mặc dù Jesse Livermore đã rất giàu có nhưng ông vẫn phải đối mặt với rất
nhiều nỗi phiền muộn trong cuộc sống riêng. Trải qua thời gian khó khăn
trong cuộc sống hôn nhân, sau đó là ly dị và những vấn đề khác trong gia
đình, Livermore trở nên cực kỳ tuyệt vọng. Bên cạnh đó việc kinh doanh cổ
phiếu của ông cũng gặp nhiều khó khăn. Thực tế là năm 1934, ông đã một
lần nữa tuyên bố phá sản và người ta đồn rằng ông đã mất toàn bộ số tiền
kiếm được năm năm trước đó. Những khúc mắc cá nhân đã khiến ông rơi
vào tình trạng này và qua đây chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của
việc đề ra mục tiêu cân bằng tình cảm để có thể toàn tâm vào việc kinh