GIỜ THỨ 25 - Trang 4

Ông sáng tác nhiều quyển sách mà thi phẩm Calligraphie sue la neige được
giải thưởng Hoàng gia về thi ca (Prix Royal de Poésie) năm 1940, ở
Roumanie.

Ông cưới vợ là nữ sĩ, năm ngày trước trận Thế chiến thứ Hai. Với lòng
nhiệt huyết của tuổi trẻ, thi sĩ công phẫn và xúc động khi bọn thân phát-xít
ám sát Thủ tướng dân chủ Armand Calinesco, nên viết quyển thi binh vực
tự do, chống phát-xít, lấy tên là Armand Calinesco (1939). Hậu quả của thi
phẩm này là ông suýt bị bọn “cơ quan sắt” thủ tiêu.

Và cũng với lòng công phẫn mà ông viết quyển “Bờ sông Dniestr bừng
lửa”, xuất bản ở Bucarest, chống bọn chống phát-xít đã tàn sát một phần ba
dân số miền Bessarabie, quê hương ông. Tác phẩm này về sau, đã làm dư
luận Pháp chống lại ông. Nhưng theo ông, “đứng trước những tàn phá giết
chóc dã man, bất cứ từ đâu đến, thi sĩ không thể không công phẫn”.

Năm 1943, hai vợ chồng phụ trách về liên lạc văn hóa tại Bộ Ngoại giao
Roumanie ở Zaghreb. Được một năm, nước Roumanie theo phe Nga. Quân
Đức bắt vợ chồng ông giam trong một trại giam các nhà ngoại giao tại Đức.
Kế Đức quốc xã thua, vợ chồng ông bị quân Mỹ giam mỗi người một nơi,
mãi hai năm sau (1947), mới được thả ra và gặp nhau ở Heidelberg (Đức).

Trong thời gian bị giam cầm, ông viết quyển “Giờ thứ hai mươi lăm”.
Nhằm lúc đồng mark mất giá, không thể sống ở Đức, vợ chồng ông đi bộ
sang Pháp, đem quyển này dịch ra Pháp văn và cho xuất bản ở Paris (1949).

Đây là một trong những tác phẩm bi đát nhứt của thời đại. Gabriel Marcel,
trong bài tựa, đã viết: “Tôi tưởng không còn tìm ra một tác phẩm nào ý
nghĩa hơn, phác họa rõ ràng hơn tình trạng hãi hùng mà nhân loại đang bị
chìm đắm”.

Tác giả quyển sách bán chạy nhất, - bán 600.000 quyển trong vài tuần lễ,
riêng tại Pháp đến 300.000 quyển, - lại bị dư luận Pháp chống đối (1950),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.