GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 232

cặp giò; nhưng hễ người ta nhìn, là nàng ngượng ngùng, giận dỗi. Nàng
thích thú khiêu khích đàn ông; nhưng nếu thấy mình kích động được lòng
dục vọng của họ là nàng lùi bước một cách ghê tởm: dục vọng của đàn ông
vừa là một biểu hiện tôn kính vừa là một sự xúc phạm. Chừng nào cảm
thấy chịu trách nhiệm về sự cám dỗ của mình và được tự do sử dụng nó thì
chừng ấy nàng hoan hỷ về thắng lợi của mình. Nhưng mỗi khi cảm thấy
đường nét, thịt da bị hiến dâng thì nàng muốn giải thoát chúng khỏi cái
quyền tự do xa lạ và lộ liễu thèm khát chúng. Đó là ý nghĩa sâu xa: của nỗi
thẹn thùng cố hữu giao thoa một cách lạ lùng với những cử chỉ đỏm dáng
táo bạo nhất.

Một bé gái có thể có những sự táo bạo kỳ lạ vì không hiểu rằng chính

những sáng kiến của mình biểu lộ mình trong thế bị động: hễ nhận ra điều
đó là nó kinh hoàng và giận dữ. Không có gì rõ ràng hơn ánh mắt: nó ở kia,
qua một khoảng cách, và qua khoảng cách ấy, nó có vẻ trọng vọng; nhưng
lại xâm chiếm một cách nham hiểm cái hình ảnh nó nhận được. Cô thiếu nữ
giãy giụa trong những cái bẫy ấy. Nàng bắt đầu phó thác mình nhưng ngay
lập tức co mình lại và giết chết dục vọng trong lòng. Trong thân thể chưa
thật ổn định của mình, nàng cảm thấy sự mơn trớn, khi như một khoái cảm
êm đềm, khi tựa một cảm giác khó chịu. Một nụ hôn lúc đầu làm nàng xúc
động, nhưng bỗng nhiên nàng bật cười; nàng nhận nụ hôn, nhưng lại lau
miệng một cách điệu bộ. Nàng tỏ vẻ tươi cười, dịu dàng, nhưng trở nên
châm biếm và thù địch. Nàng hứa hẹn nhưng lại cố tình lãng quên. Đó là
trường hợp, chẳng hạn, của Mathilde de La Mole bị vẻ đẹp trai và những
đức tính hiếm có của Julien cám dỗ và muốn, qua tình yêu, đạt được một số
phận đặc biệt, nhưng lại khăng khăng khước từ sự chế ngự của các cảm
quan của mình và của một ý thức xa lạ. Nàng chuyển từ tư thế lệ thuộc sang
thái độ kiêu căng, từ sự nài nỉ sang thái độ khinh thị. Tất cả những gì mình
cho, nàng buộc phải được trả giá ngay. Đó cũng là trường hợp của Monique
mà Marcel Arland miêu tả chân dung trong tác phẩm cùng tên: nàng lẫn lộn
giữa cảm xúc và tội phạm, và cho tình yêu là một sự “thoái vị” ô nhục.

“Trái cấm” tự bảo vệ mình chống lại đàn ông bằng cách phô bày một bản

chất ấu trĩ và đồi bại. Nàng thiếu nữ thường được miêu tả dưới gương mặt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.