GIỮA CƠN LỐC - Trang 117

Khâm ngồi hơi chồm tới phía bạn, anh nói:
- Khi anh em mời mày, anh em cũng có bàn bạc kỹ. Tại sao không mời

người khác, Thắng chẳng hạn, anh ta đứng đắn, học giỏi được sinh viên
biết tiếng, nhưng anh em không mời bởi lẽ dễ hiểu là Thắng xa cách chúng
ta, không biết chúng ta là ai, còn mày, mày từng chia sẻ với anh em trong
những lần xuống đường bãi khóa, mày gần gũi với cách mạng. Tao mời
mày chính là vì thế, còn chuyện ứng phó với tình hình thì lo gì, chúng ta sẽ
góp ý bàn bạc, chúng ta có tổ chức lãnh đạo.

Sơn nhìn ra khung cửa sổ. Gió mang lại mùi tanh tanh của bùn non từ

con kinh nước đen chảy qua cầu Trương Minh Giảng.

Tuy Sơn và Khâm thân nhau từ hồi còn nhỏ nhưng đôi ba lần Khâm

mời Sơn vô tổ chức anh đều từ chối. Cần việc gì – Sơn nói – tao sẵn sàng
làm nhưng cho tao miễn vô tổ chức.

Khâm hỏi bạn:
- Còn bây giờ thì sao?
- Không được. Tao biết sức tao mà. Vả lại tao rất kém về khoa nói

trước công chúng, làm thế nào tranh cử nổi.

Khâm ngồi làm thinh. Rất lâu. Sơn cũng thấy không khí căng thẳng

quá, anh đứng lên đi đi lại lại trong phòng.

Khâm nói:
- Sơn à, giữa lòng yêu cách mạng và hành động cách mạng có một

khoảng cách. Khoảng cách ấy nhỏ đến nỗi chỉ cần một tờ truyền đơn rải
xuống sân trường, một câu khẩu hiệu chống Mỹ viết vội vàng trên vách lớp
cũng đủ san bằng. Nhưng vấn đề lại ở chỗ đó: Anh có dám rải một tờ
truyền đơn, viết một câu khẩu hiệu giản đơn như thế hay không? Đó là
những công tác đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, nó là “bước ngoặt lịch
sử” mà nếu ai dám bước qua đó, sẽ thấy mình lớn lên một cách cụ thể chớ
không phải như hình ảnh đẹp mà ta vẫn có về mình.

Sơn vẫn ngồi im. Khâm lại nói:
- Tao mệt và căng thẳng quá. Đến chiều mai là hết hạn nộp đơn ứng cử

rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.