nên tà áo bay phất phơ để ló chiếc áo cụt đen mốc thếch phía trong. Bà ẵm
một đứa con nít ở truồng nhưng vẫn chít khăn tang trên đầu. Người thổi kèn
già nua, đôi mắt lem nhem gần như không thấy đường. Ông ta bước đi
nghiêng ngả theo người vác xác chết, hai má phồng lên sụp xuống liên hồi.
Bọn con nít đứng hai bên đường nhìn đám tang đi bằng những con mắt bình
thản mệt mỏi. Đám ma đi xăm xăm, yên lặng nặng nề giữa trưa nắng gắt.
Chỉ một lúc sau lại có một người đàn ông vác một chiếc chiếu gói xác
chết cũng đi về hướng đám ma lúc nãy nhưng lần này thì ông đi có một
mình với một đứa nhỏ, không có người thổi kèn.
Một già, một trẻ.
Không ai khóc.
Bọn lính đứng xúm xít quanh các gốc cây khô phía trong hàng rào ngó
ra. Trung sĩ Nghi có dáng mệt mỏi gắng gượng, trong khi thiếu úy Văn lộ
vẻ sợ hãi. Anh ta nói:
- Có khi người ta phải đốt cháy cả một thành phố để ngăn bệnh dịch
hạch lan tràn đến nơi khác, chúng ta phải rời khỏi nơi này sớm.
- Tôi cũng nghĩ như thế. Nghi nói:
Viên cố vấn Mỹ cũng vừa kéo toán quân của hắn trở về, hắn bị thương
nơi cánh tay trái, mặt hầm hầm. Hai tên lính Mỹ đi sau hắn khiêng một cái
băng ca. Người chết được phủ một tấmponchobằng vải dù.
Thiếu úy Văn hỏi cố vấn Mỹ:
- Sao vậy thiếu úy?
Cố vấn Mỹ nói:
- Mới bị ngay tức thì. Thằng trung sĩ của tao bị sa hầm chông. Chông
tre dài quá đâm nó lòi ruột.
Thiếu úy Văn chỉ tay về phía hai người nông dân bị trói tay bịt mắt
vừa bị bọn lính dẫn tới:
- Tụi này bẫy à?
- Tao cho lục xét khu vực chung quanh bắt được hai thằng vi-xi này.
Trung sĩ Nghi giải thích với cố vấn Mỹ bằng một thứ tiếng Anh vấp
váp:
- Không có chứng cớ rõ rệt, thiếu úy bắt chúng nó làm gì?