mơ tưởng mà thôi, những mơ tưởng ấy chợt biến là sự thực, cái ấy làm cho
người thanh niên bước vào đời như có cánh bay.
II
— Còn chú, sao chú không nói? Chú thay mặt nhân dân đảo biển phải
không?
Ông chủ tịch mặt trận xã Biển Mới bàng hoàng đứng lên:
— Thưa Bác, cháu biết được ít tiếng phổ thông, cháu chỉ nói được tiếng
Phạ.
— Được. Chú cứ nói bằng tiếng Phạ đi.
Không phải tôi không biết tiếng phổ thông. Nhưng chỉ quen nghe, không
quen nói. Nói, cái mũi cứ cưng cứng thế nào, sợ không được rõ, sợ người ta
cười. Thường ở những cuộc họp người nhiều dân tộc, tôi không hay nói.
Không ngờ bác lại bảo cứ nói bằng tiếng Phạ. Tôi run lắm, nhưng biết là
phải vâng lời Bác. Tôi loanh quanh mãi để nói kính chúc Bác mạnh khỏe
và về lòng biết ơn của dân tộc tôi. Rằng người dân tộc chúng cháu mấy
trăm năm giống cái vỏ sò, vỏ hà dạt theo sóng biển tấp vào bãi cát, mặc
mưa, mặc nắng, nhờ có Bác, có Đảng nay mới có cơm, có áo, có thuyền, có
nghề, mới đứng dậy làm người. Ơn Người thấm nhuần dân tộc cháu như
muối trong gió khơi.
Tôi biết Bác rất giỏi, nghe được nhiều thứ tiếng trên đời, nhưng thực không
ngờ Bác còn nghe được cả tiếng Phạ của dân tộc tôi. nét mặt Bác rất hiền
từ, Bác nhìn tôi mỉm cười và xúc động. Tôi biết những điều tôi nói về hạnh
phúc của bà con chúng tôi làm cho bác vui lòng. Kinh ngạc xiết bao, Bác
trả lời tôi bằng tiếng Phạ, vâng, bằng tiếng Phạ rất sõi. Bác gửi lời thăm và
căn dặn đến nửa tiếng. Những điều bác căn dặn ấy làm cho tất cả bà con
chúng tôi bàng hoàng khi tôi về kể lại ở sân hợp tác, bàng hoàng mãi cho
đến bây giờ. Bác căn dặn chúng tôi phải xếp đặt lại nhà cửa cho thoáng,
cho gọn gàng, có nhà tắm cho đàn bà con gái, ăn ở có vệ sinh. Bác bảo có
một nguyện vọng — Bác nói như vậy đấy — nhân dân Biển Mới ai còn
sống dưới thuyền hãy lên bờ mà ở để tránh nguy hiểm cho người già và trẻ
con, cho các cháu được học, cho có thêm cái rau cái dưa mà ăn... Thật
không ngờ lúc bấy giờ Người chưa bước chân tới mà đã hiểu một cách tỉ mỉ