ấm cúng. Trong nghĩa địa có phân lô, mỗi lô 15 thước bề ngang, 22 thước
bề dài.
Sau cuộc biến cố Tết Mậu-thân, Hội có trợ cấp cho các hội-viên chẳng
may bị hỏa hoạn, bệnh-tật.
Ngoài việc lo lắng cho người trong Hội, Gò-công Tương-Tế-Hội cũng
đã tham-gia các công-tác xã-hội công cộng khác, như cứu-trợ đồng-bào bị
lụt miền Trung và nhiều công tác khác do chiến cuộc gây nên. Hội đã liên
tục tận tâm, tận lực phục-vụ cho người đồng hương sanh sống ở Sài-Gòn.
Hội chỉ ngưng hoạt động trong thời gian một năm vì biến cố năm 1945.
Sau đây chúng tôi xin nêu lên danh tánh các Ông Hội-trưởng đã ghi
trên bảng vàng liên tục hoạt động cho Hội :
Ô. Nguyễn-Đức-Long, Đốc-phủ-sứ (1919-1920)
Ô. Dược-sư Nguyễn-Văn-Tri (1921-1926)
Ô. Lê-Quang-Liêm, tự Bảy, Hội-đồng quản-hạt (1927)
Ô. Nguyễn-Đình-Trị, Tri-huyện (1928-1931)
Ô. Luật-sư Vương-quang-Nhường (1932)
Ô. Dương-tấn-Thiện, Tham-sự (1933-1936)
Ô. Hồ-Văn-Trung, tự Biểu-Chánh (1937-1941)
Ô. Hội-đồng Nguyễn-Minh-Chiếu (1942)
Ô. Huyện Đỗ-Văn-Sâm (1943-1946)
Ô. Lê-Văn-Trị, Cán-sự (1947-1953)
Ô. Phủ Lâm-Trung (1954-1967)
Như đã trình bày những vị có công khai sáng vun bồi cho Hội từ trước
tới nay ; vẫn liên tục hoạt động không ngừng, theo sự tìm hiểu của chúng
tôi ban trị sự mới niên khóa 1969 gồm các vị hằng tâm hằng sản tình
nguyện vào để phục vụ cho Hội dưới đây :
BAN TRỊ SỰ KHÓA 1969