trong tay bọn tài phiệt để thi hành án. Và Hearst đổ thì Đảng Dân chủ mà
ông ta vừa nắm được cũng đổ theo.
Sau khi Hearst và Đảng Dân chủ bị phá sản, những người theo Hearst
chỉ còn hai con đường. Một là vào Đảng Xã hội; hai là vào Đảng Cộng hoà.
Thế là bao nhiêu công lao của Hearst làm để tuyên truyền giả danh cho chủ
nghĩa xã hội, chúng tôi thừa hưởng hết; vì tuyệt đại đa số những người theo
ông ta chạy sang với chúng tôi. Hồi này là hồi các chủ trại bị tước đoạt tài
sản. Giá không có Đảng Kho thóc dấy lên hoạt động một cách ngắn ngủi và
vô ích, thì chúng tôi còn nhờ thế mà được thêm nhiều phiếu. Ernest và các
lãnh tụ của Đảng Xã hội đấu tranh rất quyết liệt để tranh thủ các chủ trại,
nhưng việc các báo chí và nhà xuất bản của Đảng Xã hội bị thủ tiêu đã trở
thành một trở ngại quá lớn, trong khi việc tuyên truyền miệng chưa được tổ
chức chu đáo. Thành thử những nhà chính trị như ông Calvin, bản thân là
chủ trại bị tước đoạt tài sản từ lâu, đã tranh thủ được các chủ trại và ném lực
lượng chính trị của họ vào một cuộc chiến đấu vô ích. Một hôm, Ernest
cười rũ rượi nói: - Khốn khổ thay các ông chủ trại! Các tơ-rớt bịt hết lối tiến
thoái của họ rồi!
Tình hình quả như thế thật. Bảy tơ-rớt lớn câu kết với nhau, hùn chỗ
hàng ế thừa khổng lồ của chúng lại và lập một tơ-rớt trang trại. Từ lâu các
công ty xe lửa kiểm soát giá vận tải, cùng với các chủ ngân hàng và bọn đầu
cơ chứng khoán, kiểm soát giá thị trường. đã bóp hầu bóp cổ các chủ trại và
dồn họ vào thế phải đi vay nợ. Từ lâu bọn chủ ngân hàng, và tất cả các tơ-
rớt lớn, đã bỏ ra những món tiền kếch sù cho các chủ trại vay. Các chủ trại
đã sa vào lưới. Chỉ còn có việc kéo lưới lên là xong hết và tơ-rớt trang trại
đã làm việc đó.
Thời kì khó khăn năm 1912 đã gây ra một tình trạng bế tắc khủng khiếp
trên thị trường nông phẩm. Giá hàng bị đánh tụt ghê gớm khiến nhiều người
vỡ nợ, trong khi đó thì các công ty xe lửa đè gãy lưng con lạc đà chủ trại
bằng những giá vận tải cắt họng. Thành thử các chủ trại buộc phải vay nợ