GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 5

tủa lên như rừng, hoa thơm chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác,
tới nay tám chục năm, danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm.
Ông nói: “Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ”. Suốt đời, ông đã
thực hành đúng lời đó”.



Giống như Dostoïevsky, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng “mấy lần thổ huyết”, và
cũng giống như Jack London, cụ cũng muốn được “hoả táng”, nên ở đây tôi
xin được chép thêm đoạn kết bài viết tiếp theo:


“Trước khi chết ông (tức Jack London) viết thư cho một bạn thân, bác sĩ
Ecrison, dặn dò những lời cuối cùng: “Hoả tán là cách độc nhất thích
nghi, hợp lý và đoan chính để cho đời khỏi bận về ta (…). Như vậy cũng
tiện cho con cháu nữa. Tại sao để cho thể xác thối nát của ta làm xấu cảnh
thiên nhiên đi (…)? Vả lại đọc sử ta chẳng thấy rằng bao nhiêu những
gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn sau khi chết đều thất bại cả ư? Trong các Kim
tự tháp, vua Ai Cập chỉ lưu lại cho ta ít di tích để bày trong các viện bảo
cổ, chứ có gì khác đâu?”.



Những gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn thì tất phải thất bại, nhưng những gắng
sức vị tha trong lúc sống thì bao giờ cũng thành công. Còn thanh niên, thì
tên ông còn nhắc tới, và những tác phẩm của ông như
Tiếng gọi của rừng,
Đứa con của sói, Nanh trắng, Truyện biển miền nam… còn được trân tàng
trong mỗi tủ sách gia đình vì ai cũng nhận ông là một trong số các nhà văn
có công nhất với bọn trẻ: ông đã dạy họ bài học can đảm, mạo hiểm, kiên
nhẫn, thương người trong những truyện mà nghệ thuật hấp dẫn rất cao”.



Ta tìm đọc tiểu sử các danh nhân Dostoïevsky, Jack London… chẳng
những là để tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp các nhà đó mà còn để hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.