GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 6

được ít nhiều quan điểm của tác giả về văn học, nghệ thuật, về chính trị, xã
hội, nhân sinh… Hơn nữa, đọc Gương chiến đấu của cụ Nguyễn Hiến Lê,
ta còn thỉnh thoảng thấy thấp thoáng cuộc đời của chính tác giả, một người
luôn phải chiến đấu với nghịch cảnh, chiến đấu với bệnh tật để học và để
viết; còn sự nghiệp của cụ, tôi cho rằng, cũng không khác mấy với những
lời cụ nhận định về sự nghiệp các danh nhân đó: “danh ông mỗi ngày một
tăng chứ không hề giảm”, và “còn thanh niên, thì tên ông còn được nhắc
tới, và những tác phẩm của ông như (…) còn được trân tàng trong mỗi tủ
sách gia đình”.



Vâng, nếu ta bảo rằng “Danh cụ Nguyễn Hiến Lê mỗi ngày một tăng chứ
không hề giảm;còn thanh niên, thì tên cụ còn được nhắc tới, và những tác
phẩm của cụ như các sách thuộc loại “Gương danh nhân” - trong đó có
cuốn Gương chiến đấu này - chẳng hạn, còn được trân tàng trong mỗi tủ
sách gia đình”,
thì lời nhận xét đó cũng có phần hợp lý.

Goldfish
Tháng 04 năm 2010

Chú thích:

[1]

Cuốn Gương chiến đấu in lần đầu tiên năm 1966 (Nxb Nguyễn Hiến

Lê). Trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết bài Voltaire
đăng trên Giáo dục phổ thông (số 39, 40 - năm 1959), và ba bài sau đăng
trên Bách khoa: Dostoïevsky (số 82, 83 - năm 1960), Mustapha Kémal (số
86, 87 - cũng năm 1960), Ibn Séoud (số 107, 109, 110, 111 - năm 1961).
(Goldfish).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.