hạ rằng bệnh sản hậu do nhiễm độc mà sinh ra. Ôi chua xót! Ông hy sinh
thân ông, hy sinh cả người vợ trẻ và hiền, cả ba đứa con nhỏ của ông nữa!
Một người nào đó đã nói: “Hễ còn cây thì còn Thánh giá!” – Đúng thay và
đau đớn thay lời đó! Trong lịch sử Y Học, tôi chưa thấy một sự hy sinh nào
ghê gớm tới như vậy!
Hôm sau, cô Maria, Markussovsky và vài bạn thân nữa đưa ông đến nhà
thương điên ở Vienne.
Các bạn thân của ông ở Vienne ra đón ông ở ga, ông tươi cười chào họ.
Cô Maria phải ở ngoài, mấy lần xin vào nuôi chồng, thăm chồng mà không
được phép.
Ông ở trong phòng mà cửa sổ đều có chấn song sắt. Ngón tay sưng vù lên.
Cả cánh tay trái cũng sưng. Nửa thân trên nhức nhối. Tỏa cầu khuẩn
(Streptocoque) đã phá phách tới bụng: Như có lưỡi dao ngoáy ở trong đó.
Đồng thời với bệnh điên, ông mắc thêm bệnh sốt như sốt sản hậu.
Nửa đêm, ông tỉnh dậy. Phòng tối đen. Ông lồm cồm ngồi lên, bước xuống
sàn, ra cửa, xoay quả nắm, cụng đầu vào cánh cửa la lên. Cửa mở, một
người gác ngó vào hỏi:
- Chuyện gì vậy, bác sĩ?
- Khuya rồi, trễ rồi, tôi phải đi thăm con bệnh!
- Để đến sáng, bác sĩ!
- Không được! Con bệnh đang cần tôi, đợi tôi!
- Họ ngủ hết rồi, bác sĩ!
Semmelweis thoi người gác một cái rất mạnh:
- Có cho tao ra không? Quân sát nhân này! Tao phải đi chữa cho bệnh nhân
của tao!
Người gác thoi lại ông mấy cái túi bụi, xô ông vô rồi khóa cửa phòng lại.
Ông la hét, đập phá suốt đêm.
Ngày 13 tháng 08 năm 1865, ông nằm thoi thóp trong phòng bệnh, hai bên
là bác sĩ Hebro và bác sĩ Reidel – Giám đốc bệnh viện. Ông mở mắt hỏi:
- Bác sĩ Hebro ngồi đó chứ? Tôi sẽ chiến đấu hoài, không ngừng đâu …
Không khi nào!
Rồi ông tắt nghỉ mà không được thấy mặt vợ con.