hồi thế kỷ 17.
B.- LAI LỊCH GIÁM-MỤC BOSSUET:
1.- Tiểu sử: a) Là con của một Luật-sư ở tòa án Dijon và Metz, Jacques-
Bénigne Bossuet sinh ngày 27-9-1627. Ông là con thứ 7 trong gia đình 11
con sống rất đạo hạnh. Từ nhỏ Bossuet học với các linh mục Dòng Trên. Từ
1642, ông lên Paris học trung học Navarre. Người ta nói lúc còn thanh niên
ông đã lui tới Hội quán Rambouillet và một chiều nọ ông làm một bài
thuyết giáo xuất sắc tại đó đến nỗi văn hào Voiture phải nói: "Tôi chưa từng
nghe thuyết giáo không quá sớm cũng không quá muộn như vậy". Qua tuổi
trẻ Bossuet nổi danh về lòng đạo đức lẫn kiên chí học hành. Bạn bè ông hay
gọi riêng ông bằng tên riêng Bos Suetusarato, nghĩa đen là: Con bò quen
với cái cày. Họ dựa vào tên ông là Bossuet để nhái ra hai tiếng Bos Suetus
mà đồng thời tỏ ý khâm phục chí chuyên cần đèn sách của ông. Năm 1650,
Bossuet trình một luận án ở Sorbonne và năm 1652 ông đỗ Tiến-sĩ Thần-
học. Cũng năm ấy ông thụ phong Linh-mục, rồi lãnh nhiệm sở tại Metz với
chức Tổng-Phó-Tế của Sarrebourg. Từ 1652-1659, Bossuet lo bổn phận
một Linh-mục tại Metz, trừ một lần năm 1657, ông lên Paris giảng về thánh
Paul. Mấy năm tận tụy cho nghề Linh-mục, Bossuet ngày đêm nghiên cứu
Thánh-kinh và các Thánh-phụ của công giáo. Ông chưa nghĩ đến sự nghiệp
văn chương nhưng vô tình ông đã chuẩn bị sâu sắc cho sự nghiệp ấy. Trên
địa hạt hùng biện, Bossuet đã bắt đầu nổi tiếng do các bài thuyết giáo soạn
công phu và trình bày nghệ thuật của ông. Ông chuyên về tán điển
văn(Panégyrique) và văn tế.
b) Năm 1659, năm đánh dấu sự nghiệp vinh quang trong làng hùng biện
của Bossuet: ông lên Paris mà vẫn không bỏ những chức vụ ở Metz. Ông
giảng ngày hai bài tán điển văn về Thánh Joseph và Thánh Thérèse trước sự
chứng giám của bà Hoàng-thái-hậu, mẹ vua Louis XIV. Ông cũng giảng
hằng loạt bài nhân mùa chay và mùa vọng tại nhà thờ chánh tòa Paris. Danh
tiếng ông nổi như cồn. Từ 1659 đến 1669, Bossuet liên tiếp thuyết giáo hết