đọc văn tế đến đọc tán điển văn. Nhiều người đạo Tin-lành trứ danh trở về
công-giao do ba tấc lưỡi của ông. Chẳng hạn như Turenne, bà De Bouillon,
v.v... Độc đáo nhất là Bossuet triền miên nghiên cứu.
c) Năm 1669, Bossuet thụ phong Giám-mục.
Năm 1670, Vua Louis XIV chọn ông làm Thái-sư cho Hoàng-tử Louis
de France.
Năm 1671, Bossuet đắc cử vào Hàn-lâm-viện Pháp.
Vì quá bận dạy dỗ Hoàng-tử, ông phải từ dịch nhiều công việc vừa kết
quả giáo dục theo dư luận chung là gần như vô ích vì tâm tính Hoàng-tử
chứng nào tật nấy còn thêm bẩm phú quá tầm thường nữa. Trường hợp thất
bại của Bossuet trong giáo dục quả là điều làm cho nhiều nhà giáo dục để ý
rằng không phải ai mình dạy cũng nên đâu. Đất sỏi đá dù gieo giống tốt,
bón phân, tưới nước đến đâu vẫn không đâm chồi, trổ quả được. Đáng khen
chỉ là thiện chí của ông thầy thôi. Từ 1670 đến 1680, Bossuet mắc bù đầu
bù óc với Hoàng-tử nên giảng thuyết rất ít. Trong các năm 1669 và 1670,
ông đọc hai bài tán điển văn kiệt tác đó là bài về Henriette de France và bài
về Henriette d'Angleterre.
d) Trách vụ làm thái sư xong, Bossuet bắt đầu một nhịp đời hoạt động
mạnh. Ông cho xuất bản các sách ngày trước biên soạn để dạy Hoàng-tử.
Ông lãnh chức vụ Giám-mục tại thành Meaux năm 1681, làm việc đạo
quyết liệt. Do đó ông trở thành đối tượng ganh tị, bôi lọ của người khác đạo
và người cùng đạo mà lạc hậu. Năm 1681, nhân Đại-hội Giáo-sĩ Pháp, ông
đọc một diễn văn khai mạc trứ danh. Diễn văn nầy là thuyết văn độc nhất
của ông được xuất bản mà ông coi như một tuyên ngôn. Năm 1688, Bossuet
cho chào đời cuốn"Lịch sử biến thiên của các giáo hội thệ phản". Từ đó ông
còn xuất bản nhiều tác phẩm khác về biện hộ giáo. Ông viết không biết bao
nhiêu thư từ giao dịch với các nhân vật tên tuổi trong và ngoài nước. Ông
cũng nổi danh về loại thư tín hướng dẫn kẻ khác nhứt là linh hướng.